Cần xử lý nghiêm Cơ sở thẩm mỹ Huyền Châu Beauty vì hoạt động tiêm Filler, Botox trái phép
Nhiều năm qua, cơ sở Huyền Châu Beauty có địa chỉ tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hoạt động tiêm Filler, Botox trái phép mà không có sự kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng.
Tạp chí Tòa án nhân dân nhận được thông tin phản ánh về tình hình hoạt động của cơ sở Huyền Châu Beauty có thực hiện xâm lấn trái phép, nhiều thiết bị y tế và sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc xuất xứ… gây bức xúc trong dư luận.
Trước sự việc trên, phóng viên đã mục sở thị cơ sở thẩm mỹ Huyền Châu Beauty tại Hà Nội
Phóng viên liên hệ đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp qua fanpage Facebook của Huyền Châu Beauty.
Theo ghi nhận của Phóng viên, cơ sở này chủ yếu cung cấp các dịch vụ tiêm Filler, Botox và một số dịch vụ làm đẹp khác như: tiêm tan mỡ các vùng, truyền trắng, tiêm căng bóng... Đặc biệt, nhân viên tại đây khi tư vấn cho khách hàng luôn đi kèm lời khẳng định về dịch vụ an toàn, hiệu quả tức thì và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.
Cơ sở Huyền Châu Beauty hiện đang sử dụng 04 loại Filler tại hệ thống gồm: Kylan của Hàn Quốc, Junier của Ý, Restylane của Thụy Điển và Juvederm của Pháp với nhiều mức giá khác nhau, giao động từ 03 đến 07 triệu đồng cho mỗi cc.
Khi phóng viên bày tỏ mong muốn được xem trực tiếp các loại Filler, Botox thì nhân viên tại đây yêu cầu phải thanh toán trước toàn bộ gói dịch vụ rồi mới cung cấp. Khi được hỏi về trình độ và bằng cấp của bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện liệu trình, nhân viên tư vấn tìm nhiều lý do để không cung cấp thông tin cụ thể. Thay vào đó, người này liên tục trấn an phóng viên yên tâm vào tay nghề của các bác sĩ. Đáng chú ý, PV không được thăm khám, kiểm tra sức khỏe, bệnh nền trước khi thực hiện.
Tại đây, phóng viên đã trao đổi với một số khách hàng cũng đến sử dụng dịch vụ. Theo chia sẻ, đa phần người dân lựa chọn cơ sở thẩm mỹ Huyền Châu Beauty vì tin tưởng vào những gì được xem qua video quảng cáo “vịt hoá thiên nga” mà đơn vị này đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội.
Hình ảnh ghi nhận tại phòng chờ cơ sở Huyền Châu Beauty số 154 Khương Đình - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội.
Với mục đích lôi kéo khách hàng sử dụng các gói dịch vụ có giá trị cao, nhân viên tại đây không ngần ngại “bóc trần” việc sử dụng loại Filler có nguồn gốc từ Hàn Quốc khi làm sẽ xảy ra hiện tượng tan không đều, dẫn đến chảy xệ. Do vậy, khách hàng nên sử dụng các loại Filler cao cấp, đắt tiền hơn được giới thiệu có nguồn gốc từ Thụy Điển và Pháp.
Ngoài ra, phóng viên đã liên hệ qua số điện thoại hotline của Huyền Châu Beauty, đại diện cơ sở này cho biết, Huyền Châu Beauty đang chuẩn bị khai trương, chưa chính thức đi vào hoạt động. Thực tế, cơ sở thẩm mỹ này đã mở cửa kinh doanh với hai cơ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay, xây dựng các trang mạng xã hội thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi, nhằm quảng bá về các dịch vụ và sản phẩm làm đẹp “không phép”.
Văn bản Số: 4275/SYT/VP của Sở Y tế thành phố Hà Nội gửi tạp chí Tòa án nhân dân.
Trước sự việc trên, ngày 9/9/2024, Sở Y tế thành phố Hà Nội đã có văn bản Số: 4275/SYT/VP gửi tạp chí Tòa án nhân dân. Theo đó, qua kiểm tra, rà soát, Sở Y tế Hà Nội không cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở Huyền Châu Beauty tại địa chỉ số 154 Khương Đình, Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Do vậy, cơ sở này không được phép sử dụng các loại Filler, Botox để tiêm cho khách hàng.
Điều đáng chú ý, tại văn bản này, Sở Y tế thành phố Hà Nội khẳng định: “Từ năm 2020 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội chưa kiểm tra và chưa xử phạt với cơ sở thẩm mỹ Huyền Châu Beauty tại địa chỉ số số 154 Khương Đình, Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”?
Theo tìm hiểu, Filler là chất làm đầy được tiêm trực tiếp vào vùng mô dưới da giúp cải thiện khuyết điểm trên khuôn mặt; đây là một biện pháp làm đẹp không cần phẫu thuật, không gây mê, được coi là an toàn với cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng dịch vụ tại các cơ sở hoạt động “chui”, rủi ro về thiếu thiết bị an toàn, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng cũng như người trực tiếp thực hiện không có kiến thức chuyên môn, có thể gây ra hậu quả khôn lường, như: triệu chứng mù loà, tắc mạch máu não gây đột qụy…
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế thành phố Hà Nội, phòng Y tế quận Thanh Xuân và các cơ quan có thẩm quyền liên quan vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật đối với cơ sở thẩm mỹ Huyền Châu Beauty trên địa bàn thành phố, hướng tới nâng cao công tác quản lý, bảo đảm quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu dùng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và quy định tại điểm c khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, Cơ sở hoạt động thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động sẽ bị xử phạt hành chính từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn có hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12-24 tháng.
Ngoài ra, theo Điều 315 Bộ Luật Hình Sự 2015 được bổ sung khoản 117 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ Luật Hình Sư 2017, chủ cơ sở hoạt động thẩm mỹ trái phép có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bài liên quan
-
Bàn về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý
-
Vĩnh Phúc: Công ty An Thịnh Vĩnh Phúc tự ý cho mượn đất, xây dựng trạm trộn bê tông trái phép tại KCN Sơn Lôi
-
Phá đường dây lừa đảo, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy mô hàng nghìn tỷ đồng
-
Xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá: Hô biến nhiều hecta đất lâm nghiệp thành nơi khai thác khoáng sản trái phép?
Kỳ 3: Sai phạm nối tiếp sai phạm tại sao không xử lý triệt để?
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Vướng mắc và kiến nghị
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL
Bình luận