Tập huấn về việc thực hiện các quy định của bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán

Ngày 11/12/2019, TANDTC phối hợp với UNDP tổ chức khóa tập huấn cho Thẩm phán, cán bộ Tòa án nhân dân về các quy định của Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán tại Hà Nội.

Tham gia chương trình tập huấn có ông Chu Xuân Minh – Thẩm phán TANDTC và bà Catherin Phuong, Trợ lý đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, cùng các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao

Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách về thể chế tư pháp và pháp luật. Công cuộc hội nhập đòi hỏi các cán bộ công chức ngành tư pháp không những phải có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực luật nội dung mà còn phải hiểu biết sâu sắc về pháp luật tố tụng, ý thức được rõ ràng vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tuân thủ phap luật trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể.

Ông Chu Xuân Minh Thẩm phán TANDTC phát biểu tại buổi tập huấn

Theo đó 8 điều quy định về những quy tắc ứng xử, cụ thể là ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; ứng xử tại cơ quan; ứng xử với các cơ quan, tổ chức có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí; ứng xử với các cơ quan, tô chức, cá nhân nước ngoài; ứng xử tại nơi cư trú, trong gia đình, ở nơi công cộng; ứng xử đôi với các hoạt động bên ngoài nhiệm vụ xét xử.

Bà Catherin Phuong, Trợ lý đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam

Thứ nhất, trong ứng xử với các cơ quan, tổ chức có quan hê công tác và thông tấn, báo chí:

Thẩm phán chỉ phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu về xét xử, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng với các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan thông tấn, báo chí khi được cấp lãnh đạo có thẩm quyền phân công theo đúng quy định của pháp luật.

Khi chưa ban hành bản án, quyết định, Thẩm phán không được phát biểu công khai quan điểm của mình về việc giải quyết vụ việc.

Thẩm phán không được cung cấp bản án, quyết định cho thông tấn, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, trừ các hình thức đã được pháp luật quy định.

Thẩm phán có thể tham gia phỏng vấn, khảo sát dựa trên kinh nghiệm công tác chuyên môn để phục vụ nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế khi hoạt động này không gây ảnh hưởng đến giải quyết vụ việc.

Thứ hai, trong ứng xử tại gia đình:

Thẩm phán không được để thành viên trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của Thẩm phán để vụ lợi.

Thẩm phán không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

Thứ ba, trong ứng xử tại nơi công cộng:

Thẩm phán phải chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng; ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức của Thẩm phán.

Thẩm phán không được lợi dụng chức danh của mình để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội.

Thứ tư, trong ứng xử đối với các hoạt động bên ngoài nhiệm vụ xét xử:

Thẩm phán phải ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử.

Thẩm phán được viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động có thu nhập khác theo quy định của pháp luật, trừ những việc có thể ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức của Thẩm phán.

CẢNH DINH