Thiệt hại của Lê Văn K trong vụ án được xác định là 1.700.000 đồng
Qua nghiên cứu bài viết "Xác định thiệt hại như thế nào cho đúng" của tác giả Thanh Thuỷ đăng ngày 16/8/2023. Theo nội dung bài viết, tôi đồng tình với quan điểm hai.
Theo như tình huống đưa ra, Nguyễn Văn A đã có hai hành vi chiếm đoạt tài sản của Lê Văn K gồm: hành vi chiếm đoạt công khai và hành vi nhanh chóng tẩu thoát.
Thứ nhất, đối với hành vi chiếm đoạt công khai
Trong tình huống, Nguyễn Văn A đã dùng thủ đoạn xảo quyệt để Lê Văn K tin tưởng, tự nguyện giao 250.000 đồng để A trả nhà xe, sau đó tiếp tục mượn điện thoại Samsung của Lê Văn K trị giá 850.000 đồng để gọi điện nhưng không đưa lại cho K và sau đó tìm cách chạy trốn. Ngay từ lúc đi xe khách Nguyễn Văn A đã cố tình không trả tiền xe, A đã làm cho Lê Văn K tin tưởng để cho mượn tiền và điện thoại. K thật sự tin tưởng nên đã chuyển giao sự quản lý tài sản của mình tạm thời cho A vì nghĩ rằng mình vẫn kiểm soát được tài sản đó. Trường hợp này, Nguyễn Văn A đã chiếm đoạt của K với tổng số tiền là 1.400.000 đồng.
Thứ hai, đối với hành vi nhanh chóng tẩu thoát
Sau khi chạy trốn khỏi Lê Văn K thì Nguyễn Văn A đã quay lại để tìm dép, trong lúc này A thấy một chiếc điện thoại Nokia (trị giá 300.000 đồng) của K đánh rơi, A nhặt và bỏ túi. Lúc này anh K cũng quay lại hiện trường, bắt gặp A đang nhặt chiếc điện thoại của mình, K chạy tới giằng co với A để lấy chiếc điện thoại nhưng do A khỏe hơn đã vùng tháo chạy được. Vì vậy, trong trường hợp này, khi A thấy được chiếc điện thoại Nokia thì xác định đây là tài sản do người khác đánh rơi. Trường hợp này, khoản 1 Điều 230 BLDS thì A phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở biết mà nhận lại, nhưng ở đây, A đã không thông báo cũng không giao nộp lại mà có hành vi chiếm đoạt luôn chiếc điện thoại Nokia. Khi A bị đưa về trụ sở Công an gần đó để giải quyết thì đã xác định được chiếc điện thoại Nokia trị giá 300.000 đồng là của Lê Văn của K.
Lê Văn K không thể ngăn cản, giành lại tài sản do Nguyễn Văn A khoẻ hơn. Như vậy, A đã có hành vi chống trả lại K nhằm mục đích nhanh chóng tẩu thoát đã thoả mãn hướng dẫn theo tinh thần tại mục 6.2 Thông tư liên tịch số 02/2001/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 th áng 12 năm 2001 hướng dẫn:
“6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản”.
Từ sự phân tích trên, thiệt hại của Lê Văn K trong vụ án là 1.700.000 đồng bao gồm 550.000 đồng (tiền xe ôm, tiền A mượn K), 850.000 đồng giá trị chiếc điện thoại Samsung, 300.000 đồng giá trị chiếc điện thoại Nokia.
Trên đây là quan điểm của tác giả, rất mong nhận được sự phản hồi và trao đổi cùng với quý đồng nghiệp và bạn đọc.
*Toà án quân sự khu vực Quân khu 9
TAND Quận 1, TP Hồ Chí Minh xét xử vụ án Cướp giật tài sản- Ảnh: Hoàng Hải
Bài liên quan
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận