Thời hạn tạm giam khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Bất cập và kiến nghị
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án
Quy định của pháp luật
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án, theo quy định tại khoản 2 Điều 278 BLTTHS thì thời hạn tạm giam không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử: theo quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS: 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Theo khoản 1 Điều 329 BTTTHS thì trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo và trường hợp thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam (theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 BLTTHS).
Vướng mắc, bất cập
- Thứ nhất: Khoản 1 Điều 329 BLTTHS: bị cáo đang bị tạm giam chưa biết đến thời điểm tuyên án thì thời hạn tạm giam còn hay hết mà tên điều luật ghi là “Bắt tạm giam sau khi tuyên án” là không phù hợp, nếu thời điểm tuyên án mà thời hạn tạm giam chưa kết thúc thì tiếp tục tạm giam đối với bị cáo mới phù hợp.
- Thứ hai: Tại khoản 3 Điều 329 BLTTHS quy định “Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án”. Như vậy, nếu khi tuyên án mà thời hạn tù tuy nhiều hơn thời hạn đã tạm giam, nhưng tính từ khi tuyên án thì thời hạn tù còn lại ít hơn 45 ngày mà lại tạm giam bị cáo với thời hạn 45 ngày là sẽ tạm giam bị cáo vượt quá thời hạn tù còn lại mà bị cáo phải chấp hành.
Kiến nghị, đề xuất
Sửa lại khoản 1 Điều 329 BLTTHS thành “Tạm giam bị cáo sau khi tuyên án”.
Về thời hạn tạm giam tại khoản 3 Điều 329 BLTTHS đề nghị sửa đổi lại là: Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án nếu thời hạn tù còn lại nhiều hơn 45 ngày hoặc bằng thời hạn tù còn lại nếu thời hạn tù còn lại ít hơn 45 ngày.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Bài liên quan
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương
-
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Vướng mắc và kiến nghị
-
Vấn đề tương tác trong sử dụng phần mềm Trợ lý ảo Tòa án - Bất cập và kiến nghị
-
Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định của BLHS năm 2015 – Một số vướng mắc và kiến nghị
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Vướng mắc và kiến nghị
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL
Bình luận