Trợ lý ảo - Đột phá ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ Thẩm phán
TANDTC vừa ban hành Kế hoạch 49/KH-TANDTC về việc triển khai áp dụng phần mềm Trợ lý ảo cho Thẩm phán. Văn bản yêu cầu 100% các Thẩm phán sử dụng phần mềm Trợ lý ảo phục vụ công tác xét xử sau khi được tập huấn.
Nội dung văn bản yêu cầu: Triển khai áp dụng thống nhất phần mềm trợ lý ảo cho Thẩm phán trong hệ thống Tòa án; Bảo đảm 100% các Thẩm phán trong hệ thống Tòa án sử dụng phần mềm Trợ lý ảo phục vụ công tác chuyên môn ngay sau khi được tập huấn hướng dẫn sử dụng; Các Thẩm phán tham gia tích cực vào việc huấn luyện, cung cấp và làm giàu trí thức cho phần mềm Trợ lý ảo thông qua quá trình sử dụng và đưa ra các ý kiến góp ý.
Yêu cầu Chánh án Tòa án các cấp quán triệt các Thẩm phán của đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm Kế hoạch này và tích cực sử dụng, đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin, dữ liệu để huấn luyện phần mềm Trợ lý ảo.
TANDTC giao cho Vụ Tổng hợp là đầu mối chịu trách nhiệm: Hỗ trợ các Thẩm phán Tòa án trong quá trình sử dụng phần mềm; Theo dõi, thống kê tần suất sử dụng phần mềm Trợ lý ảo của các Thẩm phán để tổng hợp, báo cáo Chánh án TANDTC cao định kỳ; Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến góp ý của Thẩm phán đối với phần mềm Trợ lý ảo chuyển về Tổ biên tập nội dung xử lý.
Theo đơn vị phát triển phần mềm Trợ lý ảo (Công ty Viettel), việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống Trợ lý ảo được chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Năm 2021, Trợ lý ảo được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc thù của Toà án, hoàn thiện phần cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng đến các bộ luật để xây dựng, hình thành kênh tri thức, đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin như: chỉ dẫn pháp luật, tra cứu văn bản pháp luật, hỏi đáp về án lệ…
Giai đoạn 2 thực hiện trong năm 2022 sẽ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung tri thức, huấn luyện Trợ lý ảo, đưa ra cả hướng dẫn pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, hỗ trợ Thẩm phán lập kế hoạch xét xử vụ án và xây dựng sơ đồ tư duy để giải quyết từng loại vụ án, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp, tiếp nhận, phân loại, xử lý hồ sơ trực tuyến…
Giai đoạn 3, từ năm 2023 đến 2030, Trợ lý ảo sẽ được phát triển tính năng tự động phân tích, giám định thư pháp dựa vào thông tin của vụ án. Theo đó, căn cứ từ giai đoạn tố tụng, hệ thống đưa ra các cảnh báo, nhắc việc, hỗ trợ Thẩm phán xây dựng các văn bản tố tụng; tập hợp, quản lý hồ sơ các vụ án điện tử.
Trợ lý ảo trước mắt phục vụ cho các Thẩm phán 4 ứng dụng về tư vấn, đó là: Cung cấp hệ thống pháp luật. Đối với một vụ án cụ thể, Trợ lý ảo sẽ giới thiệu cho các Thẩm phán cần phải áp dụng pháp luật nào và việc áp dụng pháp luật chính xác cho đến điều khoản của Bộ luật và thời hiệu của Bộ luật; Trợ lý ảo giới thiệu các án lệ các vụ án áp dụng tương tự cho các Thẩm phán tham khảo; Trợ lý ảo giới thiệu các giải đáp pháp luật của Hội đồng Thẩm phán TANDTC; Cuối cùng là Trợ lý ảo giới thiệu các vụ án tương tự đã được xét xử giúp cho Thẩm phán nghiên cứu, tham khảo. Đây là một tiện ích giúp cho các Thẩm phán rất lớn, làm cho việc tuân thủ pháp luật tốt hơn.
Bài liên quan
-
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Thẩm phán cao cấp, Chánh Văn phòng TANDTC được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án TAND TP Hà Nội
-
Vụ Công tác phía Nam TANDTC quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
-
Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Thẩm phán trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Vướng mắc và kiến nghị
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL
Bình luận