Xu hướng truyền thông và bán hàng thời Hậu Covid
Thị trường truyền thông và bán hàng trên Online hiện đang sôi động với các nền tảng mạng xã hội mới như TikTok, Livestream Facebook… với những phiên livestream bán hàng nở rộ. Tóm lại một thế giới bán hàng bằng Nội Dung mới đang bắt đầu hình thành khuấy động mạng xã hội.
Để tìm hiểu thêm về xu hướng truyền thông bằng Nội Dung (Content), chúng tôi có buổi phỏng vấn với một người nổi tiếng về tạo nội dung trên mạng xã hội: chuyên gia truyền thông mạng xã hội Trần Chí Hiếu (Hiếu Orion).
Hiếu Orion là một trong những chuyên gia về truyền thông mạng xã hội nổi tiếng tại Việt Nam, đã từng làm về truyền thông tại các Tập đoàn lớn Việt Nam như: Ban truyền thông FPT, từng giữ vị trí GĐ truyền thông MXH tại tập đoàn Vingroup. Sáng lập công ty truyền thông Orion Media với những chiến dịch rầm rộ mạng xã hội như Vodka Cá Sấu.
Chào anh Hiếu Orion, anh nhận định gì về xu hướng truyền thông và bán hàng trên mạng xã hội hiện tại?
Hiện tại trên thị trường truyền thông đã có rất nhiều sự thay đổi, nó cũng chính là xu hướng mới. Một ví dụ điển hình là các chiến dịch truyền thông bán hàng thời xưa chúng tôi thường triển khai từng bước, ví dụ với chiến dịch Vodka Cá Sấu, chúng tôi đã phải đẩy mạnh 1 chiến dịch suốt 1 tháng giời chỉ để tạo nhận biết – không nói quá nhiều tới sản phẩm. Sau đó là chiến dịch tạo “Hiểu” và “Tin” về sản phẩm…
Nhưng trong thế giới mới này, 1 ai đó livestream 1 sản phẩm mới tinh mà mọi người chưa từng Biết – hay Hiểu - về nó, và chỉ với cảm xúc có được khi xem livestream, đám đông sẵn sàng mua hàng ngàn sản phẩm. Thực tế livestream ở Việt Nam có vài người bán doanh thu hơn 1 tỷ trong 1 tối livestream bán hàng là chuyện bình thường.
Tại Trung Quốc, có nhiều IDOL đã bán được hơn 100 triệu usd (khoảng hơn 2.000 tỷ đồng Việt Nam) chỉ trong 1 buổi livestream, như Vi Á, Lý Giai Kỳ. Thực sự kinh khủng!
Với xu hướng này, những ngôi sao bán hàng đã sử dụng mô hình sản xuất nội dung (content) dạng cảm xúc để tác động tới hành vi mua hàng của đám đông – đây là 1 môn nghệ thuật trình diễn thật tuyệt vời!
Và tại Việt Nam, xu hướng này sẽ tạo ra 1 cơn “đại hồng thủy” không thể tránh khỏi về mua sắm: các kênh Thương Mại Điện tử truyền thống và các cửa hàng bán ngoài đường phố sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.
Ví dụ như TikTok đã “lấn sân” từ 1 nền tảng Giải trí sang Mua Sắm - tạo ra 1 xu hướng Mua Sắm Giải Trí (Shoppertainment): cộng đồng xem ai đó chém gió vui vẻ và chỉ cần click vào 1 link trên video và sau 10 giây là bạn mua được món đồ của IDOL bạn đang “chém gió”. Doanh số đơn hàng trên TikTok hiện đã vượt qua 1 số trang TMĐT tại Việt Nam.
Xu hướng này có gì tốt với xã hội?
Tốt nhiều chứ! Hiện nhiều nước đang phát triển 1 xu hướng gọi là B2C (Business to Consumer): đây là 1 hệ sinh thái đầy đủ giúp các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, không qua nhiều trung gian.
Nhờ mô hình này, các Nông dân có thể livestream bán hàng trực tiếp đến người mua nhờ các nền tảng bán hàng trực tuyến online.
Về livestream bán hàng (gọi là Live Commerce) sẽ giúp loại bỏ được các khâu trung gian, đưa mặt hàng nông sản từ nơi sản xuất đến chính căn bếp của người tiêu thụ. Người nông dân nhờ vậy sẽ có lợi nhuận nhiều hơn, còn người tiêu dùng cũng được mua hàng tận gốc với giá rẻ.
Nó chính là mấu chốt giúp nhiều Nông dân và làng nghề không bị bỏ bom phải suốt ngày giải cứu.
Chính phủ Việt Nam cũng đang phát triển những chương trình rất ý nghĩa liên quan tới các xu hướng mới này. Ví dụ như trong nội dung của chương trình OCOP - Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn – với các hoạt động thúc đẩy các Sản phẩm làng nghề toàn Việt Nam, trong chương trình này cũng có những hạng mục liên quan tới đào tạo công nghệ bán hàng, kết nối các nền tảng bán hàng giúp Nông Dân hoặc các đơn vị sản xuất làng nghề có thể triển khai các hoạt động bán hàng dạng B2C đến tay người mua một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất!
Giống như tại Trung Quốc, các tập đoàn thương mại của Trung Quốc đã thiết lập những nền tảng đặc biệt giúp nông dân bán các sản phẩm thông qua cửa hàng trực tuyến. Và tại Trung Quốc hàng triệu người (cả nông dân lẫn người làm nghề) đang đi học các chương trình bán hàng Online qua các nền tảng Livestream.
Cụ bà 80 tuổi bên Trung Quốc đang trực tiếp livestream bán hàng
Tôi tin rằng đây là 1 xu hướng tốt và giúp ích được thị trường thương mại Việt Nam. Với xu hướng này, ta nên nắm bắt nó bằng cách học hỏi và tiếp cận công nghệ livestream, học cách xây dựng nội dung để tạo cảm xúc tới đám đông cộng đồng.
Và anh chuẩn bị gì cho xu hướng này?
Tôi vẫn làm 2 thứ tôi thích làm nhất và làm tốt nhất: Nội dung và IDOL.
Trước kia tôi đã từng lập 2 công ty Orion Media – về Nội dung và công ty Người Ảnh Hưởng – về chăm sóc phát triển người nổi tiếng. Có những IDOL đã đến với chúng tôi từ con số 0 – giờ đã trở thành người nhiều triệu Follow: như Ngô Lan Hương, Nhật Anh Trắng, Tuấn Tiền Tỷ…
Và giờ, tôi sẽ tiếp tục xây dựng 1 hệ sinh thái mới cho những ngôi sao Online đó, chỉ khác là mục tiêu lần này sẽ không chỉ là “thương hiệu” nữa: chỉ tác động tới cảm xúc đám đông - mà sẽ là sự chuyển đổi: tác động tới “hành vi mua sắm” của đám đông nữa.
Tôi đang xây trường đào tạo về Livestream bán hàng. Và tôi cung cấp các dịch vụ về TikTok và Livestream để giúp các khách hàng tiếp cận
Giai đoạn tới, chúng tôi đang phối hợp cùng các đơn vị như TikTok và Techfest Việt Nam triển khai các chiến dịch giúp các Làng Nghề Việt Nam tiếp cận được nhiều hơn tới khách hàng – đây là xu hướng B2C (Business to Consumer) giúp các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, không qua nhiều trung gian. Nó chính là mấu chốt giúp nhiều Nông dân và làng nghề không bị bỏ bom phải suốt ngày giải cứu.
Cảm ơn và chúc anh thành công!
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận