Chuyển đổi số đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa Tòa án
Tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành, hệ thống TAND đã vinh dự được chọn làm mô hình tiêu biểu về chuyển đổi số thành công để giới thiệu tại Hội nghị.
Nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết, ở Việt Nam, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử được xác định là nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm, quan trọng của cải cách tư pháp, là cơ hội để hệ thống Tòa án nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố niềm tin của người dân vào công lý.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử đã tạo ra những giá trị lớn lao của xã hội, là điểm nhấn của chiến lược cải cách tư pháp, giúp chúng ta bắt kịp với xu hướng phát triển trên thế giới.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình thông tin, thực hiện kế hoạch xây dựng Tòa án điện tử, thời gian qua, TANDTC đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của Tòa án, qua đó nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hội nghị là dịp để TANDTC báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng toàn thể Hội nghị một số kết quả đạt được trong chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử thời gian qua và cũng là cơ hội để được trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm triển khai về chuyển đổi số của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương. Qua đó giúp hệ thống TAND có thêm kinh nghiệm đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa Tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo và các Thẩm phán TANDTC tại Hội nghị
Tại Hội nghị, Thủ tướng và các đại biểu đã cùng xem phim tư liệu giới thiệu khung chuyển đổi số cấp bộ, ngành; cùng xem lại những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số của TAND và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Các đại biểu tại Hội nghị trực tiếp xem một số phiên tòa xét xử trực tuyến đang diễn ra tại các địa phương.
Bước đột phá trong cải cách tư pháp
Hội nghị cũng lắng nghe tham luận của Chánh án TAND tỉnh Hà Giang về việc xét xử trực tuyến đã đem lại bước đột phá trong cải cách tư pháp của hệ thống Tòa án nói chung và trong việc xét xử tại tỉnh Hà Giang nói riêng. Chánh án tỉnh Hà Giang khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, kịp thời; là bước ngoặt, cột mốc quan trọng, là tiền đề chính trị, pháp lý để tiến tới xây dựng Tòa án điện tử tại Việt Nam. Đánh giấu sự ra đời của một phương thức xét xử mới trong lịch sử tố tụng của Việt Nam; góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế từ các phiên tòa trực tiếp, giúp người dân dễ dàng tiếp cận công lý và đảm bảo các hoạt động xét xử được tổ chức đúng thời hạn luật định, giảm thiểu chi phí và thời gian đến phiên tòa.
Điểm cầu TAND tỉnh Tiền Giang có tham luận về phần mềm Trợ lý ảo – Công cụ đắc lực cho Thẩm phán. Tham luận cho thấy quá trình sử dụng, khai thác, phần mềm Trợ lý ảo có những tính năng rất hữu ích và hiệu quả tập trung vào các nhiệm vụ hỗ trợ chuyên ngành cho hệ thống Tòa án. Với những nguồn thông tin, dữ liệu chính thống, tin cậy do chính Tòa án xây dựng và tạo lập, và hiện nay phần mềm này đang trở thành công cụ đắc lực cho Thẩm phán.
Tại điểm cầu TAND tỉnh Bình Dương cũng có tham luận tại Hội nghị với chủ đề: “Quản lý hoạt động tố tụng trên nền tảng số góp phần nâng cao hoạt động của các Tòa án”. Tham luận của TANDT tỉnh Bình Dương khẳng định phần mềm giám sát điều hành hoạt động Tòa án do TANDTC triển khai là công cụ quan trọng trong quản lý hoạt động tố tụng của Tòa án trong thời đại công nghệ số. Thể hiện sự kết hợp giữa công nghệ và các phương pháp quản lý truyền thống nhằm thúc đẩy hiệu quả của quá trình tố tụng, nâng cao chất lượng quản lý của lãnh đạo các đơn vị; không còn tình trạng “mạnh ai người ấy làm”, người lãnh đạo quản lý sẽ luôn chủ động biết được tiến độ công việc, hiệu quả của các Thẩm phán, các đơn vị mọi lúc, mọi nơi, giúp công tác kiểm tra công vụ hiệu quả.
Hội nghị cũng tiếp thu những bài học kinh nghiệm thành công từ kết quả chuyển đổi số của TANDTC. Trong đó chỉ ra nhiều yếu tố quan trọng, cần thiết để tạo nên kết quả chuyển đổi số thành công của hệ thống Tòa án.
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Triệu Hồ
Bài liên quan
-
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
-
Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024: “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội
-
Một số giải pháp và kiến nghị để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số tại Tòa án và xây dựng Tòa án điện tử
-
Công ty Điện lực Phú Thọ: Tiên phong trong chuyển đổi số để phục vụ người dân
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
Bình luận