Đà Nẵng: Ban hành khung năng lực công dân số
Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, nhằm sớm hình thành công dân số, thúc đẩy triển khai chuyển đổi số trên địa bàn thành phố.
Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp đã đạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam
Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố vừa ra quyết định ban hành “Khung năng lực số cho công dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Đây là cơ sở để cơ quan, địa phương triển khai tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số, áp dụng các chính sách, giải pháp, hỗ trợ trang bị công cụ số cần thiết cho người dân.
Bên cạnh việc chọn tham khảo chủ yếu từ khung năng lực số DigComp của Ủy ban châu Âu, khung năng lực số cho công dân Đà Nẵng cũng được xây dựng trên cơ sở chọn lọc các nhóm lĩnh vực, tiêu chí cụ thể của từng năng lực số phù hợp với thực tế Đà Nẵng.
Cấu trúc của khung năng lực số cho công dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Theo đó, khung năng lực số cho Công dân trên địa bàn TP Đà Nẵng nhắm tới 5 lĩnh vực: Thông tin và dữ liệu; Truyền thông và cộng tác; Tạo lập nội dung số; Bảo vệ và an toàn; Môi trường kỹ thuật số với chi tiết 17 năng lực số thành phần và 173 tiêu chí đánh giá.
Trong đó, mỗi năng lực số thành phần mô tả cụ thể tiêu chí về kiến thức, kỹ năng thái độ và được đánh giá theo 5 mức độ thông thạo gồm bắt đầu, cơ bản, khá, cao và nâng cao.
Mỗi năng lực số thành phần trong khung năng lực số cho người dân Đà Nẵng được mô tả cụ thể với các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ và được đánh giá theo 5 mức thông thạo: Bắt đầu (dưới 20 điểm), cơ bản (từ 20-40 điểm), khá (từ 40-60 điểm), cao (từ 60-80 điểm) và nâng cao (từ 80 điểm trở lên).
Cụ thể, phương pháp đánh giá năng lực số của công dân trên địa bàn TP Đà Nẵng phân theo 3 nhóm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Thông qua các tiêu chí trong khung năng lực số, công dân thành phố biết, nắm rõ hơn về các kỹ năng số để tương tác, kết nối, làm việc trên môi trường số, từ đó chủ động tham gia các khóa học, tập huấn và trang bị công cụ nhằm cải thiện năng lực số.
Được biết, khung năng lực số cho Công dân là cơ sở để cơ quan, địa phương xây dựng và triển khai tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi so với người dân hiệu quả hơn; áp dụng các chính sách, giải pháp, hỗ trợ trang bị công cụ số cần thiết cho người dân đặc biệt là triển khai các ứng dụng, hệ thống chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân… góp phần thúc đẩy triển khai thành công chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn thành phố.
Tại Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 của UBND thành phố Đà Nẵng, đến nay các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch số 93/KH-UBND đang triển khai đảm bảo tiến độ, một số chỉ tiêu đã hoàn thành sớm và mang lại hiệu quả nổi bật.
Trong đó, doanh thu hoạt động thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 8.307 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 0,74 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP toàn nền kinh tế Thành phố. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 81 triệu USD, tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Bài liên quan
-
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
-
Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024: “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội
-
Một số giải pháp và kiến nghị để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số tại Tòa án và xây dựng Tòa án điện tử
-
Công ty Điện lực Phú Thọ: Tiên phong trong chuyển đổi số để phục vụ người dân
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Thông qua Pháp lệnh Chi phí tố tụng, tăng phụ cấp cho hội thẩm lên 900.000 đồng/ngày
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận