H không phải đồng phạm về tội mua bán trái phép chất mua túy
Qua nghiên cứu bài viết “H có là đồng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy hay không?” của tác giả Đặng Đình Thái đăng ngày 28/3/2024, tôi đồng ý với quan điểm thứ hai trong bài viết.
Hiện nay, việc xác định vai trò đồng phạm trong vụ án hình sự chúng ta cần căn cứ theo những quy định trong BLHS hiện hành. Cụ thể tại khoản 1 Điều 17 BLHS có quy định về đồng phạm như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Như vậy, để trở thành đồng phạm trong vụ án hình sự thì cần phải có ít nhất 02 người trở lên và cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người trong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm.
Quay trở lại vụ án: “Sáng ngày 08/3/2022, Nguyễn Văn T có nhu cầu mua ma túy, mục đích bán kiếm lời nên gọi cho Đoàn Minh H để nhờ H dẫn đi mua ma túy trên huyện SS. T không nói với H mục đích mua ma túy về để bán và hứa trả công cho H 500.000 đồng nếu H dẫn đường…Khi đi về, có người lạ gọi hỏi T để mua ma túy, lúc này, H mới biết rằng T mua ma túy về để bán. Khi H và T về đến huyện TT thì bị bắt quả tang.” Từ tình tiết trên cho thấy, trước khi thực hiện tội phạm thì H và T đã có thống nhất mục đích chung với nhau là cùng đi mua ma túy để về sử dụng. Mục đích mua ma túy để bán trái phép cho người khác là mục đích riêng của T và không được sự đồng ý của H. Chỉ khi trên đường về thì H mới vô tình biết được T mua ma túy về để bán cho người khác.
Như vậy, có thể xác định H không có mục đích giúp đỡ T đi mua ma túy về để bán trái phép cho người khác và H chỉ giúp T đi mua ma túy về để sử dụng. H là đồng phạm về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo Điều 249 BLHS.
Ngoài ra tại khoản 4 Điều 17 BLHS quy định như sau: “4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”. Có thể hiểu là đối với hành vi vượt quá của người thực hành thì những người đồng phạm còn lại không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành và người thực hành có hành vi vượt quá phải chịu trách nhiệm hình sự riêng về hành vi vượt quá này. Vì vậy, hành vi mua ma túy về nhằm bán trái phép cho người khác là hành vi vượt quá của T, bởi vì mục đích này không có sự đồng ý của H và H hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của T.
Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng: không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đoàn Minh H về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” với vai trò đồng phạm. Đoàn Minh H chỉ phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” đối với số ma túy đã mua (2.777g) và đối với số ma túy của T mua (8,444g) theo Điều 249 BLHS.
Trên đây là quan điểm trao đổi về vụ án, kính mong các độc giả và quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến!
Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn xét xử sơ thẩm vụ án Mua bán trái phép chất ma túy- Ảnh: Ngọc Ánh
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận