Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường…
Nghiên cứu bài viết: Về tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015 của tác giả Đinh Thị Ngọc Bích đăng ngày 25/8/2022, tôi cho rằng Viện kiểm sát kháng nghị không có cơ sở.
Theo nội dung bài viết, tôi cho rằng Viện kiểm sát kháng nghị với lý do L nộp 10 triệu đồng để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thay cho M và N phải được áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS là không có cơ sở để áp dụng bởi lẽ:
BLHS năm 2015 thay thế BLHS năm 1999, về cơ bản nội dung quy định về điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 và điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS 1999 không có sửa đổi, bổ sung và hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn mới về áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Do đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS; tinh thần Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật về tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”, cụ thể tại mục 1.1, mục 1.2 thì việc bị cáo L nộp 10 triệu đồng là để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thay cho hành vi phạm tội của M và N gây ra (tội trộm cắp tài sản) chứ không phải để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo L gây ra (tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có).
Theo đó, trong trường hợp bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hay trong trường hợp bị cáo không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả nhưng đã tự nguyện hoặc tích cực tác động cha mẹ hoặc người khác bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và cả trong trường hợp cha mẹ hoặc người khác bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả không có sự tác động, đề nghị của bị cáo. Nhưng thiệt hại, hậu quả được bị cáo, cha mẹ hoặc người khác bồi thường, khắc phục là phải do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.
Chính vì những lý do trên, tôi không đồng tình cả hai quan điểm mà tác giả đã nêu, trong trường hợp này, không có đủ căn cứ để áp dụng cho bị cáo L được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS và không đủ điều kiện để áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS.
Tòa án huyện Đại Lộc, Quảng Nam xét xử vụ án Mua bán trái phép chất ma túy- Ảnh: Rơ Nướch Rè
Bài liên quan
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
KienlongBank triển khai những “giải pháp tín dụng” kịp thời, chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả cơn bão số Yagi
-
Cần Thơ: Hệ lụy từ việc mua tài sản bị kê biên để khắc phục hậu quả
-
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi thư cảm ơn họ Ngô Việt Nam ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận