Phạm Hoàng L phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Qua nghiên cứu bài viết trao đổi "Phạm Hoàng L phạm tội gì?" của tác giả Nguyễn Mạnh Cường đăng ngày 27/4, tôi cho rằng Phạm Hoàng L phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 BLHS.
Quyền tài sản là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo hộ. Vai trò của nhân viên giao hàng là chuyển phát tài sản từ nơi A đến nơi B và nhận thù lao trên công việc đó. Có nghĩa là người giao hàng sẽ không được phép mở hàng, xem hàng trong quá trình giao nhận hoặc sử dụng, chiếm đoạt.
Trong trường hợp nhân viên giao hàng có hành vi tráo hàng, có tính chất sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015. Qua tình tiết vụ án tôi thấy rằng:
Thứ nhất, hành vi của Phạm Hoàng L có đầy đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đó là sử dụng thủ đoạn gian dối, đưa ra thông tin giả không đúng sự thật và chiếm đoạt tài sản. Đó là sau khi nhận đơn hàng từ Công ty T. L không giao hàng, đưa ra thông tin “địa chỉ không có người nhận” và đã chiếm đoạt được tài sản.
Thứ hai, hành vi của L không cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Về mặt chủ quan, Phạm Hoàng L có ý định chiếm tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo. L chỉ là nhân viên giao nhận hàng hóa của Công ty T, qua tình tiết vụ án chưa nêu rõ hợp đồng lao động của L với Công ty T. Công ty T đã nhận chuyển phát cho Cửa hàng M và L có nhiệm vụ là giao nhận hàng hóa. L lag người giao hàng sẽ không được xem hàng, mở hàng nên không biết bên trong gói hàng là mặt hàng gì, chỉ khi L đã có ý định chiếm đoạt từ trước đó L mới mở và đánh tráo gói hàng. Nên hoàn toàn có đủ căn cứ chứng minh rằng L có ý định chiếm đoạt trước khi thực hiện tội phạm.
Thứ ba, hành vi của L không cấu thành tội Trộm cắp tài sản vì việc giao nhận giữa L và T là hoàn toàn ngay thẳng. Hơn nữa, hành vi lấy tài sản do mình quản lý không phải là dấu hiệu khách quan của tội này và khi L nhận được chiếc điện thoại từ công ty, L có trách nhiệm quản lý tài sản để giao đến người nhận nên L không thể phạm tội Trộm cắp tài sản.
Tuy nhiên trên thực tế những vụ việc tương tự như trên muốn truy tố và nhân viên giao hàng chịu trách nhiệm hình sự thì cần trải qua nhiều gia đoạn khác nhau vì một phần các hãng vận chuyển cũng không muốn bị ảnh hưởng đến uy tín, một phần khách hàng cũng gửi hàng có giá trị nhỏ nên muốn giải quyết nhanh gọn. Cách thường sử dụng đó là hòa giải, kỷ luật tại doanh nghiệp...
Các tác giả Ths. Lê Thị Hồng Thắm (Khoa Sư phạm và Xã hội Nhân văn, Trường Đại học Kiên Giang), Huỳnh Minh Khánh (Tòa án nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) có cùng quan điểm như trên.
Tòa án nhân dân TP Tam Kỳ xét xử vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Ảnh: CTV
Bài liên quan
-
Mức xử phạt hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lừa dối khách hàng và tội buôn bán hàng giả theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
-
A phạm hai tội, Tr là đồng phạm với A về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Nguyễn Văn A phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận