
Phan Mạnh H không phạm tội
Nghiên cứu bài viết “Phan Mạnh H có phạm tội hay không?” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường, tôi đồng tình quan điểm thứ ba.
Bài viết đưa ra ba quan điểm giải quyết vụ án khác nhau, cụ thể là: (1) H phạm tội trộm cắp tài sản; (2) H phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản và (3) H không phạm tội trộm cắp tài sản cũng như tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Qua nghiên cứu nội dung bài viết trên và các văn bản pháp luật có liên quan, tôi cho rằng:
Thứ nhất, H không phạm tội “Trộm cắp tài sản”
Mặt khách quan của tội Trộm cắp tài sản là hành vi “lén lút” chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.
Trong vụ án này, khi thấy T đánh rơi cọc tiền, H đã ngang nhiên đem cọc tiền cất giấu vào người, không có bất kỳ sự “lén lút” nào để chiếm đoạt cọc tiền trị giá 50.000.000 đồng. Do vậy, không thể cho rằng H “lén lút” chiếm đoạt tài sản của người khác hay lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết để chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, H không phạm tội “Chiếm giữ trái phép tài sản”
Theo quy định của pháp luật hình sự, tội chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.
Mặt khách quan của tội này là người phạm tội có hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản, di vật, cổ vật cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan trách nhiệm.
Thời điểm hoàn thành tội phạm tính từ lúc sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật mà người chiếm hữu tài sản, di vật, cổ vật vẫn cố tình không trả lại.
Tuy H có dấu hiệu chiếm giữ trái phép đối với cọc tiền B đánh rơi nhưng hành vi của H không phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản vì H không bị anh Hồ Văn B yêu cầu trả lại tài sản, cũng không cố tình không trả lại tài sản nên H không phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Đồng tình với quan điểm thứ ba, tôi cho rằng Phan Mạnh H không phạm tội trộm cắp tài sản cũng như tội chiếm giữ trái phép tài sản. Bởi vì, hành vi của H tuy có nguy hiểm cho xã hội nhưng khi đối chiếu với các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu tại Chương XVI Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi của H không thỏa mãn cấu thành của bất kỳ tội xâm phạm sở hữu nào. Do vậy, có thể khẳng định hành vi của H không phạm tội.
Trong vụ án này, chỉ có Trần Văn T phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử 36 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi - Ảnh: Đỗ Mến
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Chức năng của Tòa án và một số nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
-
Phạm vi trách nhiệm hình sự của hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra
-
Trao đổi thêm về giá trị của Bộ luật Gia Long
-
TANDCC tại Hà Nội quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
-
Khởi tố Phó Chủ tịch và Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kiến Xương, Thái Bình
Bình luận