.jpg)
Phan Tấn V, Đặng Quốc T phạm tội Vô ý làm chết người
Qua nghiên cứu bài viết “Phan Tấn V, Đặng Quốc T phạm tội gì?” của tác giả Ths LÊ ĐÌNH NGHĨA đăng trên tạp chí ngày 01/12/2021, tôi đồng tình với quan điểm cho rằng Phan Tấn V, Đặng Quốc T phạm tội Vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 BLHS 2015.
Thứ nhất, hành vi phạm tội của Phan Tấn V, Đặng Quốc T đủ yếu tố cấu thành của tội “Vô ý làm chết người”. Trong vụ án trên Phan Tấn V (30 tuổi) và Đặng Quốc T (28 tuổi) thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin “Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được”
Trong lúc V và T thực hiện hành vi thì chị C chạy xe với tốc độ khoảng 60 km/h đây là tốc độ nhanh khi tham gia giao thông, thì V và T phải thấy trước được khi có tác động đến chị C thì có thể gây tai nạn cho chị C và hậu quả gây thương tích hoặc chết người có thể xảy ra. Nhưng V và T vẫn thực hiện hành vi bỏ điếu thuốc đang hút vào khoảng trống giữa lưng quần và mông của chị C gây hậu quả chị C ngã xuống đường và tử vong ngay tại chỗ. Mặc dù V và T khi thực hiện hành vi không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, nhưng trên thực tế hậu quả chị C ngã và tử vong đã xảy ra. Như vậy hành vi của Phan Tấn V, Đặng Quốc T phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 128 BLHS 2015 với lỗi vô ý vì quá tự tin.
Thứ hai, không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm đối với Phan Tấn V và Đặng Quốc T về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015 và tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 318 BLHS 2015.
Đối với tội “Giết người” hành vi khách quan của tội giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống và người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Trong vụ án trên hành vi của V và T không có mục đích tước đoạt tính mạng của chị C, mục đích của V và T khi thực hiện hành vi chỉ để xem phản ứng của chị C. Hành vi của V và T cũng thực hiện với lỗi vô ý vì khi thực hiện mặc dù V và T thấy trước hậu quả chị C ngã có thể xảy ra nhưng tin rằng hậu quả chị C ngã và tử vong không xảy ra. Do đó, không đủ căn cứ truy cứu V và T về tội “Giết người”
- Đối với tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 318 BLHS 2015 thì người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong vụ án V và T thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý như vậy cũng không đủ căn cứ truy cứu V và T về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Th.S Vũ Tuấn Hai (Tòa án quân sự Khu vực Quân khu 3), ThS Lại Sơn Tùng (Khoa Cảnh sát kinh tế - Học viện Cảnh sát nhân dân) Huỳnh Phan Châu Thành (Tòa án quân sự Khu vực Quân khu 7) có cùng quan điểm với tác giả Lưu Trung Huy.
TAND tỉnh Bình Dương mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lò Văn Phóng về tội giết người, hiếp dâm và cướp tài sản. Ảnh: Đỗ Trường
Bài liên quan
-
Đoàn công tác Toà án nhân dân tối cao tới thăm và trao đổi với Toà cấp cao về sở hữu trí tuệ Nhật Bản
-
Tòa án nhân dân tối cao tiếp và trao đổi với đoàn Bộ Tư pháp Nhật bản về Bộ Luật Lao động
-
Trao đổi về bài viết “Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính có bị “mất đi” khi vụ án dân sự bị đình chỉ?”
-
Trao đổi ý kiến về bài viết “bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc có lỗi?”
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Trao đổi thêm về giá trị của Bộ luật Gia Long
-
Chức năng của Tòa án và một số nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
-
Phạm vi trách nhiệm hình sự của hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra
-
Khởi tố Phó Chủ tịch và Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kiến Xương, Thái Bình
-
TANDCC tại Hà Nội quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
Bình luận