TAND tỉnh Hà Giang lần đầu tiên tổ chức đối thoại trực tuyến vụ án hành chính
Ngày 23/8/2022 TAND tỉnh Hà Giang tổ chức phiên đối thoại trực tuyến vụ án hành chính, đây là lần đầu tiên một vụ án hành chính được đối thoại theo hình thức trực tuyến tại tỉnh Hà Giang.
Phiên đối thoại diễn ra giữa người khởi kiện là bà N.T.T khiếu kiện hành vi hành chính của UBND huyện Bắc Quang được tổ chức tại hai điểm cầu: điểm cầu trung tâm tại trụ sở TAND tỉnh và điểm cầu thành phần tại trụ sở UBND huyện Bắc Quang.
Tại phiên đối thoại, các bên tham gia với tinh thần thiện chí, hợp tác; quá trình đối thoại đã thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Tố tụng hành chính; đường truyền mạng giữa hai điểm cầu ổn định, hình ảnh, âm thanh rõ nét và đảm bảo các yêu cầu về trang thiết bị công nghệ hỗ trợ tổ chức đối thoại trực tuyến.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì Chủ tịch UBND bị khởi kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó tham gia tố tụng, điều này gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến hoạt động lãnh đạo của UBND trong công tác điều hành, với phạm vi quản lý, điều hành rộng, lãnh đạo UBND các cấp rất khó sắp xếp lịch làm việc theo giấy triệu tập của Tòa án để tham gia tất cả các giai đoạn của các vụ án hành chính. Để khắc phục tình trạng này, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và Ban cán sự đảng TAND tỉnh đã ký kết Quy chế phối hợp số 01-QC/BCSĐ/UBND-TAND ngày 22/3/2021 phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, vụ việc dân sự trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở Quy chế phối hợp TAND tỉnh đã có văn bản xin ý kiến và được TAND tối cao cho phép thí điểm tổ chức phòng đối thoại trực tuyến, tiếp đó UBND tỉnh đã cấp kinh phí để lắp đặt hệ thống trực tuyến từ TAND tỉnh đến UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố để phục vụ công tác đối thoại các vụ án hành chính.
Lãnh đạo UBND huyện Bắc Quang tại điểm cầu thành phần
Việc tổ chức việc đối thoại trực tuyến các vụ án hành chính nhằm tạo thuận lợi cho UBND, Chủ tịch UBND tham gia các phiên đối thoại và cũng đảm bảo việc người dân được đối thoại với lãnh đạo các cơ quan nhà nước liên quan đến đối tượng bị kiện, giảm bức xúc cho người dân đối với việc lãnh đạo các cơ quan nhà nước vắng mặt. Đồng thời, trên cơ sở theo tinh thần Nghị quyết 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên toà trực tuyến, TAND tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch để đưa ra xét xử trực tuyến các vụ án hành chính trong thời gian tới.
Nghị quyết của Ban cán sự đảng TAND tỉnh Hà Giang đã xác định một trong những giải pháp đột phá của năm công tác 2022 là "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của TAND hai cấp", có thể khẳng định rằng nhờ sự chủ động và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các hoạt động của Toà án, TAND tỉnh Hà Giang đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp hiện đại, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân./.
Bài liên quan
-
Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự: Giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án
-
Chánh án TANDTC lê Minh Trí dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
Thủ tục hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án - Bất cập và một số kiến nghị
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Bất cập của quy định “đương nhiên được xóa án tích” theo Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
Bình luận