Tăng cường kỷ luật công vụ gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình vừa ban hành Chỉ thị 03/2023/CT-CA, ngày 12/12/2023 về việc tăng cường thực hiện kỷ cương, kỷ luật công vụ gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong các TAND.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ
Trong thời gian qua, thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Chỉ thị số 05/2020/CT-CA ngày 28/7/2020 của Chánh án TANDTC về tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ trong các TAND, về cơ bản, kỷ cương, kỷ luật công vụ của Tòa án các cấp luôn được người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chú trọng quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai đến toàn thế cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý và định kỳ được sơ kết, tổng kết đánh giá về kết quả thực hiện. Theo đó, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được cán bộ, công chức Tòa án các cấp chấp hành nghiêm. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo luôn gương mẫu chấp hành các quy định về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân. Qua đó tạo động lực, lan tỏa trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ý thức không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán; vi phạm đạo đức công vụ; vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; vi phạm pháp luật dẫn đến bị xử lý kỷ luật, cá biệt có trường họp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguyên nhân cơ bản do một số công chức, Thẩm phán còn thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ, bản lĩnh nghề nghiệp còn yếu kém...; bên cạnh đó, có trách nhiệm người đứng đầu ở một số đơn vị, Tòa án chưa thực sự quan tâm, sát sao trong công tác quản lý cán bộ, chưa chú trọng duy trì kỷ luật, kỷ cương công vụ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và tố chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng và cấp trên có nơi, có lúc chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ còn chưa được quan tâm đúng mức; việc phát hiện, xử lý vi phạm còn bị động, có nơi còn chưa kịp thời; khi có vi phạm xảy ra còn lúng túng chưa xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu...
Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, có biện pháp mạnh mẽ đế hạn chế thấp nhất các sai phạm, tạo sự chuyển biến rõ nét, nhằm nâng cao chất lượng công vụ, phục vụ Nhân dân và nâng cao uy tín của Tòa án, xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là các chức danh tư pháp liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh, Chánh án TANDTC chỉ thị yêu cầu Thủ trưởng đơn vị thuộc TANDTC, Chánh án TAND các cấp trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:
Những nội dung phải thực hiện
Tổ chức quán triệt đầy đủ, kịp thời các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của TANDTC về tăng cường kỷ luật, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; chú trọng thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy đủ quy chế làm việc của cấp ủy, của cơ quan, đơn vị; quy chế phối hợp giữa thủ trưởng cơ quan, đơn vị với cấp ủy, tập thế lãnh đạo; quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể đối với thành viên lãnh đạo, đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng; quy định, quy trình nghiệp vụ; lập sổ theo dõi về công tác phát hiện, triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực và công tác giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công vụ.
Người đứng đầu và thành viên cấp ủy, tập thể lãnh đạo gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định của Đảng nhất là Quy định số 08-QDi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 101-QD/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; quy định vê phân cấp, phân quyền và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả công tác, lĩnh vực phụ trách; phát huy trách nhiệm cá nhân của người đứng đâu và từng thành viên cấp ủy, lãnh đạo, nói phải đi đôi với làm.
Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ theo các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Thông báo số 12- TB/TW, ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Hướng dẫn số 25- HD/BCDTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực; Quy định số 37-QD/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điêu đảng viên không được làm; Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc; Kết luận số 05-KL/TW, ngày 03/6/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Quy định số 114-QD/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (sau đây gọi tắt là Quy định 114-QD/TW); Quy định số 131-QD/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (sau đây gọi tắt là Quy định 131-QD/TW); Quy định số 132-QD/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lục, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (sau đây gọi tắt là Quy định 132-QD/TW).
Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đổi mới phương pháp, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả; nghiêm cấm công chức, nhất là các chức danh tư pháp tiếp xúc với đương sự không đúng quy định. Yêu cầu công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức TAND, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán và Quyết định số 120/QĐ-TANDTC, ngày 19/6/2017 của TANDTC về xử lý trách nhiệm đối với người giữ chức danh tư pháp trong TAND; kịp thời báo cáo với người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi phát hiện có dấu hiệu về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác. Thường xuyên kiếm tra khi có thông tin hoặc phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị mình để kịp thời ngăn chặn và xử lý triệt để. Tiến hành kiểm tra, xác minh ngay khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo, có nguồn tin từ các cơ quan, tố chức hoặc cá nhân về các hành vi vi phạm, như: Nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra bản án, quyết định trái pháp luật, giả mạo trong công tác, làm sai lệch hồ sơ vụ án,... của người tiến hành tố tụng tại các Tòa án; xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật và các quy định, quy chế của TAND nếu có xảy ra sai phạm. Thường xuyên nắm tình hình, dư luận; chủ động tô chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyên hạn, Thẩm phán, công chức do mình quản lý, nhất là công chức có chức danh tư pháp, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ. Thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn, Thẩm phán, công chức do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Chủ động đối thoại, lắng nghe phản ánh, kiến nghị của Nhân dân; thực hiện tốt Quy định số ll-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý kiên nghị, phản ánh của dân vê công tác của đơn vị.
Tại các cuộc họp, giao ban định kỳ (tháng, quý,..) của cơ quan, đơn vị phải có nội dung, báo cáo kết quả về thực hiện kỷ cương, kỷ luật công vụ gắn với trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đánh giá ưu điểm, kết quả đạt được và xác định rõ hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục ngay.
Trách nhiệm của người đứng đầu
Căn cứ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Quy định số 41-QD/TW, ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vụ, việc tham nhũng, tiêu cực trong cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu
Thủ trưởng đơn vị thuộc TANDTC chịu trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp ủy, đơn vị mình quản lý, phụ trách trực tiếp xảy ra vụ, việc tham nhũng, tiêu cực; chịu trách nhiệm liên đới trong trường họp đã giao cấp phó, thành viên cấp ủy trực tiếp quản lý, phụ trách.
Chánh án TANDCC chịu trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra vụ, việc tham nhũng, tiêu cực tại cấp ủy, cơ quan, đơn vị mình phụ trách trong các lĩnh vực: Tổ chức công tác xét xử của TANDCC; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị; công tác tổ chức, cán bộ và những lĩnh vực công tác khác trực tiếp phụ trách thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó, thành viên cấp ủy trực tiếp quản lý, phụ trách.
Chánh án TAND cấp tỉnh chịu trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra vụ, việc tham nhũng, tiêu cực tại Ban cán sự đảng, cơ quan, đơn vị mình phụ trách trong các lĩnh vực: Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị; công tác tổ chức, cán bộ và những lĩnh vực công tác khác trực tiếp phụ trách thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó, thành viên cấp ủy trực tiếp quản lý, phụ trách.
Chánh án TAND cấp huyện chịu trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra vụ, việc tham nhũng, tiêu cực trong cấp ủy, đơn vị về các lĩnh vực: Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; công tác tài chính, ke toán, đâu tư xây dựng cơ bản của đơn vị và những lĩnh vực công tác khác trực tiếp phụ trách thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chịu trách nhiệm liên đới trong trường họp đã giao cấp phó, thành viên cấp ủy trực tiếp quản lý, phụ trách.
Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu nếu có văn bản ủy quyền của người đứng đâu hoặc quyêt định phân công phụ trách của cơ quan cấp trên đối với lĩnh vực xảy ra vi phạm.
Trách nhiệm cấp phó của người đứng đầu
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị cấu thành chịu trách nhiệm trong quá trình đề xuất, tham mưu, trình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm trong các trường hợp sau: Được xem xét loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thế biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực; Được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm trong trường họp đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc đã chủ động, kịp thời phát hiện, báo cáo và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật; Được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chú động xin từ chức trước khi cơ quan có thấm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường họp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị bị xem xét tăng trách nhiệm trong trường hợp đã phát hiện hoặc tiếp nhận tin báo về hành vi tham nhũng, tiêu cực mà không áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền đế ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc bao che, dung túng, tiếp tay, xử lý không đúng quy định đối với hành vi vi phạm, không kịp thời báo cáo, xử lý tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thi hành
Vụ Tổ chức - Cán bộ phối hợp với Ban Thanh tra và các đơn vị, Tòa án làm tốt công tác tham mưu cho Ban cán sự đảng, Chánh án TANDTC trong công tác quản lý cán bộ, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ, kịp thời chấn chỉnh, đề xuất phương án bố trí cán bộ hoặc xử lý nghiêm theo quy định đối với người đứng đầu, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật công vụ, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án nhân dân.
Ban Thanh tra tăng cường công tác tham mưu cho Chánh án TANDTC về xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm trong hoạt động công vụ, nhất là các nội dung liên quan đến thực hiện Quy định 114-QD/TW, Quy định 131-QD/TW và Quy định 132-QD/TW; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó tập trung vào những cơ quan, đơn vị có dấu hiệu vi phạm, mất đoàn kết nội bộ, có nhiều đơn thư khiếu nại, phản ánh kéo dài hoặc công tác chuyên môn có nhiều hạn chế, thiếu sót, nhất là trong công tác xét xử của các Tòa án.
Giao Ban Thanh tra chú trì, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ và các đơn vị, Tòa án nghiên cứu “Đề án đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Tòa án nhân dân”.
Văn phòng tham mưu cho Chánh án TANDTC ban hành quy định, quy chế về văn hóa công sở, văn hóa ứng xử, trang phục... của cơ quan TANDTC; phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng và các đơn vị liên quan biểu dương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện Chỉ thị này.
Vụ Thi đua - Khen thưởng tham mưu cho Chánh án TANDTC cụ thể hóa các tiêu chí về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện kỷ cương, kỷ luật công vụ gắn với trách nhiệm của người đứng đầu để bình xét, đánh giá, xếp loại thi đua đối với tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị này.
Chánh án Tòa án quân sự Trung ương căn cứ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật Nhà nước, yêu cầu của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và những nội dung nêu tại Chỉ thị này có trách nhiệm triển khai thực hiện trong các Tòa án quân sự.
Thủ trưởng đơn vị thuộc TANDTC, Chánh án TAND các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Ban Thanh tra TANDTC chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ báo cáo Chánh án TANDTC về kết quả thực hiện Chỉ thị này trong các TAND.
Trụ sở TANDTC - Ảnh: Bảo Thư
Bài liên quan
-
Tăng cường thanh tra về tham nhũng, tiêu cực liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi
-
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công -
Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan kiểm toán cần tiếp tục triển khai hiệu quả hơn
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận