Thiệt hại của Lê Văn K trong vụ án là 1.700.000 đồng
Sau khi nghiên cứu bài viết trao đổi ý kiến “Xác định thiệt hại như thế nào cho đúng?” của tác giả Thanh Thuỷ, đăng ngày 16/8/2023, nhóm tác giả đồng thuận với quan điểm thứ hai.
Theo khoản 1 Điều 168 BLHS quy định về tội cướp tài sản: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Theo quy định trên, hành vi cướp tài sản có thể được thực hiện bằng một trong ba hình thức: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự. Trong đó, dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm làm cho người này lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Có nghĩa là trong ý thức chủ quan của người phạm tội, hành vi dùng vũ lực phải nhằm làm cho sự chống cự của nạn nhân không xảy ra; hoặc xảy ra nhưng không có kết quả; hoặc người bị tấn công tê liệt ý chí nên không dám chống cự.
Trong vụ án này, A đã có hành vi cầm chiếc điện thoại Samsung của K và chạy trốn, mặc dù K đã chạy theo và túm được A nhưng A đã giằng co lấy được chiếc điện thoại và nhanh chân chạy thoát. Hành vi này được xem là hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản vì A đã dùng sức mạnh tác động vào K làm cho sự chống cự của nạn nhân không có kết quả và A chiếm đoạt tài sản. Tội cướp tài sản có cấu thành tội phạm cắt xén nên tội phạm hoàn thành khi A thực hiện hành vi giằng co lấy điện thoại Samsung.
Tương tự, hành vi A giằng co để lấy chiếc điện thoại Nokia của K cũng đã cấu thành tội cướp tài sản.
Do đó, thiệt hại của Lê Văn K trong vụ án này là 1.700.000 đồng bao gồm 550.000 đồng (tiền xe ôm, tiền A mượn K), 850.000 đồng giá trị chiếc điện thoại Samsung, 300.000 đồng giá trị chiếc điện thoại Nokia.
Quan điểm không xác định giá trị chiếc điện thoại Nokia là thiệt hại trong vụ án này là không phù hợp. Vì hai hành vi của A chiếm đoạt hai chiếc điện thoại có tính chất giống nhau nên phải xem xét như nhau.
Trên đây là quan điểm của nhóm tác giả, rất mong trao đổi cùng đồng nghiệp, bạn đọc.
Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi xét xử vụ cướp tài sản- Ảnh: Đặng Ngọc Hoàng
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận