Thông tư quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
Tòa án nhân dân tối cao đang tiến hành lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 2 về Thông tư quy định chi tiết luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên.
Thông tư quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án gồm 5 Điều.
Về Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định chi tiết Điều 10 về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Về đối tượng áp dụng:
1. Người được đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên.
2. Cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và người có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình bổ nhiệm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật.
Về Chuyên gia, nhà chuyên môn khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án:
1. Chuyên gia là người có đủ điều kiện sau đây:
a) Có trình độ từ Đại học trở lên;
b) Được đào tạo theo hướng chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung Ví dụ: nhà tâm lý học; chuyên gia trong lĩnh vực thương mại, tài chính, sở hữu trí tuệ…
c) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác.
2. Nhà chuyên môn khác là người hoạt động có tính chuyên nghiệp, thường xuyên trong một lĩnh vực như Hội thẩm nhân dân, Hòa giải viên 2 thương mại của Trung tâm Hòa giải thương mại, Trọng tài viên, Tư vấn viên pháp luật, Trợ giúp viên pháp lý, Công chứng viên…
Xác định người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án:
Người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; được người dân trong cộng đồng tại địa phương nơi cư trú tôn trọng, tín nhiệm, tin tưởng, nghe theo.
Ví dụ: Già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng, tập quán của địa phương cho dòng họ, bản làng; chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số (Phật giáo, Tin lành, Công giáo, ...); nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người hành nghề chữa bệnh nhiều năm, được cộng đồng dân cư nơi hành nghề thừa nhận hoặc người có điều kiện kinh tế thường giúp đỡ mọi người và được đồng bào tín nhiệm là người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
-
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn đại biểu kiều bào tham dự Chương trình "Xuân Quê hương 2025"
-
Tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
Bình luận