Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập hàng năm của người có chức vụ, quyền hạn trong Tòa án nhân dân
Đây là một trong những nội dung của Kế hoạch số 14/KH-BCS ngày 28/2/2022 của Ban cán sự đảng TANDTC, về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 của TANDTC.
Mục đích, yêu cầu
Mục đích đề ra là thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phòng, chốrig tham nhũng (PCTN); Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dần thi hành nhăm khắc phục những hạn chế, tồn tại; loại bỏ các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và người lao động thuộc TANDTC nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong công tác PCTN.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng TANDTC và của cấp ủy chi bộ, đơn vị thuộc TANDTC trong công tác PCTN; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về công tác PCTN; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức TANDTC kỷ cương, liêm chính.
Yêu cầu là bảo đảm quán triệt toàn diện, đầy đủ quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong PCTN đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác PCTN, trên quan điểm phòng ngừa là chính. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng.
Xác định PCTN là một trong các nhiệm vụ công tác trọng tâm thường xuyên, liên tục, lâu dài, là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức hàng năm. Các nhiệm vụ đặt ra phải khả thi, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tránh hình thức.
Công tác PCTN của mỗi cơ quan, đơn vị phải được triển khai cụ thể, rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, đặc biệt là Luật Phòng, chống tham nhũng, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công chức và người lao động trong Tòa án nhân dân tối cao về công tác PCTN.
Các nhiệm vụ, giải pháp
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người lao động, nhất là người đúng đầu cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thế trong công tác PCTN
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN; phổ biến, quán triệt nội dung các văn bản về PCTN trong các cuộc họp, sinh hoạt chi bộ. Gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 cùa Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thủ trường các đơn vị thuộc TANDTC phải gưong mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc có liên quan đến tham nhũng; phải thực sự coi công tác PCTN là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để tập trung lành đạo, chi đạo. Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật.
Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh trong công tác đấu tranh PCTN.
Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong các lĩnh vực quản lý của TANDTC, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác PCTN
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực nhất là trong lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Thực hiện rà soát, sửa đổi, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành thể chế, chính sách pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của TAND liên quan đến công tác PCTN; loại bỏ các nội dung quy định không phù hợp với yêu cầu; các quy định thiếu chặt chè, dề gây sơ hở để lợi dụng, tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản, thời gian lao động; xác định đây là khâu quan trọng trong công tác đấu tranh PCTN. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật được giao đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, đơn vị
Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị
Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật gồm các nội dung: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động; việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị; quy tắc ứng xử cùa người có chức vụ, quyền hạn và các nội dung khác theo quy định.
Ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cơ quan, đơn vị.
Thực hiện quy định về trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật; giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định.
Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, đơn vị.
Xây dựng, ban hành, công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong cơ quan, đơn vị; thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị; ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”; thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng.
Thực hiện công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin; thực hiện quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hoặc đột xuất về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, về công tác PCTN và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật về báo chí.
Chuyến đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị.
Thực hiện quy định về việc ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.
Nghiêm túc thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Quyết định số 2008/QĐ-TANDTC ngày 26/11/2021 của TANDTC về việc chuyển đổi vị trí công tác trong TAND. Công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong việc thực hiện quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức lãnh đạo, quân lý tại các đơn vị thuộc TANDTC theo quy định.
Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị
Chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập và chế độ báo cáo về công tác kê khai, công khai theo quy định.
Tổ chức xây dựng kế hoạch, tiến hành xác minh tài sản, thu nhập hàng năm của người có chức vụ, quyền hạn trong TAND. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kê khai tài sản và thu nhập đối với các đối tượng phải kê khai, tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai theo quy định.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý tham nhũng
Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, giám sát trong cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình, kể hoạch theo Quy định số 179/QD/TW ngày 25/02/2019 của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh có dấu hiệu tham nhũng; công bố, công khai kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; kịp thời biểu dương, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; chú trọng, tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ này sinh tiêu cực, tham nhũng; phát hiện, xừ lý nghiêm, kịp thời các tập thể, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo, hình thức.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN
Đẩy mạnh công tác thông tin về PCTN bằng nhiều loại hình, với nhiều chuyên mục, chuyên đề, nội dung phong phú; nhất là việc tuyên truyền kịp thời công tác xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm và kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lỷ cán bộ, đảng viên vi phạm. Chú trọng thông tin tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, khắc phục tình trạng thông tin một chiều, thông tin không chính xác, mang tính kích động, gây hoang mang; bảo vệ, khen thưởng, động viên những người dũng cảm đấu tranh chổng tham nhũng, tiêu cực; tôn vinh những cán bộ liêm chính; đồng thời tích cực đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng PCTN, tiêu cực để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch; xử lý nghiêm khắc việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu.
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chì thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật về PCTN. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCTN năm 2022 tại các đơn vị trực thuộc TANDTC nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người lao động trong công tác PCTN.
Tăng cường công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo đấy mạnh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực
Thực hiện trách nhiệm, nguyên tắc chung vê hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, kinh nghiệm... trong PCTN kịp thời theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng.
Tổ chức thực hiện
Các cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc TANDTC phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm trong công tác PCTN. Luôn xác định PCTN là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chi đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm chính, gương mầu; mạnh dạn tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
Thủ trường các đơn vị, tổ chức thuộc TANDTC căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế của đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch PCTN của đơn vị mình, kế hoạch PCTN phải xác định rõ các lĩnh vực, các khâu dễ xảy ra tham nhũng để có các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả phòng ngừa tham nhũng.
Các đơn vị, tổ chức thuộc TANDTC tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch PCTN của đơn vị mình; báo cáo kết quả thực hiện định kỳ theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm (thông qua báo cáo công tác PCTN gửi về Ban Thanh tra TANDTC.
Trụ sở TANDTC tại Hà Nội - Ảnh: Bảo Thư
Bài liên quan
-
Kế hoạch triển khai thực hiện quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật
-
Kiểm soát xung đột lợi ích để phòng chống tham nhũng
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi
-
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận