Triển vọng cho thị trường bất động sản Bình Dương

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương và tầm nhìn đến năm 2050 là thành phố thông minh, trung tâm công nghiệp hiện đại, trung tâm dịch vụ chất lượng hàng đầu châu Á. Đây chính là những cơ hội, triển vọng cho sự phát triển của thị trường bất động sản Bình Dương trong tương lại, đặc biệt là thị trường căn hộ.

Thành phố thông minh, dịch vụ và công nghiệp hiện đại

Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương. Bình Dương sẽ đi đầu trong chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới các ngành công nghiệp hiện đại và dịch vụ chất lượng cao dựa trên hạt nhân là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh.

Đồng thời, theo tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương là thành phố thông minh; trung tâm công nghiệp hiện đại; trung tâm dịch vụ chất lượng hàng đầu châu Á; là môi trường văn minh, đáng sống, thịnh vượng, bền vững; là một trong các địa phương đi đầu trong hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "Net-zero 2050".

Trên cơ sở đó, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh dựa trên 3 trụ cột tăng trưởng (công nghiệp; dịch vụ; đô thị thông minh, sinh thái), 1 trụ cột an sinh xã hội (phát triển nông nghiệp bền vững, hữu cơ) cùng 6 yếu tố hỗ trợ: Nguồn vốn đa dạng, sử dụng hiệu quả; nguồn lực chất lượng cao; cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; an sinh xã hội được đảm bảo; chính sách và thể chế đột phá; chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ.

Với mục tiêu đến năm 2030 Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương và tầm nhìn đến năm 2050 là thành phố thông minh, dịch vụ và công nghiệp hiện đại thì đây chính là cơ hội và triển vọng cho bất động sản Bình Dương, đặc biệt là thị trường căn hộ

Với điều kiện hiện trạng của Bình Dương và định hướng liên kết vùng, đơn vị tư vấn đề xuất phương án tổ chức không gian lãnh thổ Bình Dương phát triển trở thành vùng đổi mới sáng tạo gồm 1 trục phát triển; 2 hành lang sinh thái; 3 vành đai liên kết; 4 phân vùng phát triển.

Trong đó, phát triển theo trục Bắc Nam, lấy trục Quốc lộ 13, Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn; cao tốc Chơn Thành – TP.Hồ Chí Minh; đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên – Bàu Bàng... làm trục liên kết, phát triển trục đô thị - công nghiệp - dịch vụ theo từng phân đoạn.

Hai hành lang sinh thái gồm: Hành lang sinh thái phía Đông gắn với trục sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với trục sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng sẽ phát triển dựa trên bảo vệ và phát huy các giá trị sinh thái, phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải đường thủy, phát triển các khu đô thị dịch vụ sinh thái, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, khu nông nghiệp sinh thái kết hợp hỗ trợ du lịch.

Ba vành đai liên kết: Phát triển mở rộng không gian đô thị, chức năng và khung hạ tầng gắn với 03 vành đai liên kết của vùng TP.Hồ Chí Minh gồm: Vành đai 3, vành đai 4 và vành đai 5. Bốn phân vùng phát triển gồm: Vùng đô thị trung tâm (TP.Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên) là nơi tập trung dân cư chủ yếu, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Vùng đô thị vệ tinh (huyện Bàu Bàng) trọng tâm của vùng đổi mới sáng tạo, phát triển đô thị đầu mối phân phối lưu thông giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, TP.Hồ Chí Minh. Tiểu vùng phía Đông Bắc (huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo): Phát triển kinh tế sinh thái, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên với trục kinh tế Đông Nam Bộ, khai thác hành lang vận tải, sinh thái sông Đồng Nai.

Tiểu vùng phía Tây Bắc (huyện Dầu Tiếng): Phát triển kinh tế sinh thái, du lịch ven sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên –Tây Nam bộ , kết nối Tây Ninh - trục kinh tế Đông Nam bộ.

Thu hút vốn đầu tư bất động sản tăng đột biến

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, trong 2 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bình Dương có 7 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư 19,7 triệu USD, bằng 124% so với cùng kỳ năm 2022.

Có 4 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,23 triệu USD; 13 dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 326 triệu USD, bằng 423% so với cùng kỳ năm 2022.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản được nhà đầu tư nước ngoài rót vốn nhiều nhất, với 2 dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần có tổng số vốn đầu tư 324 triệu USD, chiếm gần 90% tổng vốn đăng ký.

Tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 20 triệu USD, chiếm 5,7% tổng vốn đăng ký. Lĩnh vực nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD, chiếm 2,7% tổng vốn đăng ký.

Đã có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương trong 2 tháng đầu năm, trong đó Hà Lan dẫn đầu với hơn 324 triệu USD, chiếm 90% tổng vốn đăng ký; Đài Loan (Trung Quốc) 13,6 triệu USD; Hồng Kông (Trung Quốc) 6,6 triệu USD, tiếp theo lần lượt là Mỹ, Singapore, Hàn Quốc...

Cùng với đó, nhiều tập đoàn quốc tế đã góp mặt tại thị trường bất động sản Bình Dương. Có thể kể đến như Tokyu, GoucoLand, Tập đoàn SP Setia Berhad, AEON… Mới nhất, Tập đoàn CapitaLand Development cũng gia nhập cuộc chơi khi triển khai dự án phát triển thành phố thông minh Bình Dương với vốn đầu tư hơn 500 triệu USD. Các dự án của những tập đoàn này chứng minh tiềm năng bất động sản Bình Dương và hứa hẹn sẽ nâng thị trường lên một tầm cao mới cũng như đóng góp vào diện mạo đô thị Bình Dương trong tương lai.

Các ông lớn trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam cũng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào thị trường Bình Dương như Vạn Xuân Group, Phú Đông, Đất Xanh, Trần Anh, Hưng Thịnh, Phát Đạt… mang đến sự nhộn nhịp cho thị trường. Các dự án của doanh nghiệp Việt cũng ngày càng có quy mô lớn hơn, đầu tư chỉn chu hơn nhưng mức giá khá cạnh tranh. 

Trong đó, phải kể đến dự án Happy One Central của Vạn Xuân Group, mang lại cho khách hàng sự yên tâm về pháp lý cũng như tiến độ. “Câu chuyện đảm bảo tiến độ dự án không có gì đáng nói nếu không đặt trong bối cảnh thị trường đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, dù gặp khó khăn nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn rất xem trọng tiến độ dự án và đây không chỉ là cách họ tạo niềm tin cho khách hàng mà còn khẳng định thêm năng lực của các chủ đầu tư biết giữ chữ tín”, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam đánh giá.

Cũng theo ông David Jackson, tại thời điểm này, nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào tài sản có tính an toàn cao (tài sản phòng thủ hay tài sản cốt lõi) với các đặc điểm về chất lượng, tình trạng hoàn thành, pháp lý, cũng như khả năng tăng trị giá vốn trong dài hạn.

Thấu hiểu nhu cầu và tâm lý khách hàng, bên cạnh chất lượng công trình và tiến độ xây dựng được bảo chứng bởi uy tín Tổng thầu Central, tư vấn giám sát Artelia, Happy One Central “chạm đúng” điểm kỳ vọng của khách hàng nhờ pháp lý hoàn chỉnh, chính sách trợ lực tài chính linh hoạt, hấp dẫn.

Ông Nguyễn Thành Hiếu, Giám đốc kinh doanh Vạn Xuân Group khẳng định: “Doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt, chiến lược phát triển an toàn, bền vững sẽ trụ lại sau quá trình thanh lọc của thị trường. Không phát hành trái phiếu, được bảo trợ bởi ngân hàng uy tín kết hợp phương châm phát triển bền vững giúp Vạn Xuân Group tạo dấu ấn riêng. Chúng tôi không chỉ cam kết về tiến độ xây dựng, chất lượng sản phẩm mà còn mong muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm sống tốt nhất”.

QC