Bản án hình sự sơ thẩm trong vụ án đồng phạm bị kháng cáo toàn bộ chưa có hiệu lực
Nghiên cứu bài viết của tác giả Nông Ngọc Mỵ , đăng ngày 15/12/2022, tôi đồng tình với quan điểm thứ hai cho rằng, bản án hình sự sơ thẩm bị một bị cáo kháng cáo toàn bộ bản án chưa có hiệu lực, tòa án cấp phúc thẩm cần xem xét lại toàn bộ bản án.
Trong vụ án có đồng phạm, một trong những vấn đề quan trọng nhất khi xác định trách nhiệm hình sự (mức hình phạt, mức bồi thường dân sự…) đó là xem xét đến mức phân hóa trách nhiệm hình sự giữa các bị cáo trong vụ án đồng phạm. Bởi lẽ, trong vụ án có đồng phạm, sẽ có người là người tổ chức, có người là người thực hành, có thể là người xúi giục hoặc có thể là người giúp sức. Tùy từng trường hợp để xác định phân hóa trách nhiệm hình sự, từ đó giúp xác định chính xác hơn mức hình phạt hay mức bồi thường dân sự, nhất là trong vụ án đồng phạm, các bị cáo đều bị xét xử về cùng một tội danh. Do vậy, nếu Tòa án cấp phúc thẩm hủy, sửa bản án sơ thẩm về phần tội danh hay thay đổi mức phân hóa trách nhiệm hình sự của bị cáo có kháng cáo, điều này sẽ liên quan trực tiếp đến các bị cáo khác không có kháng cáo.
Ngoài ra, theo Điều 345 BLTTHS quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị”.
Có thể hiểu, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo mà có thể xem xét những phần khác của bản án mặc dù không bị kháng cáo nhưng có liên quan đến kháng cáo đó. Vì vậy, khi một bị cáo trong vụ án có đồng phạm kháng cáo toàn bộ bản án, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét lại những tình tiết liên quan đến bị cáo khác nhưng không bị kháng cáo để xác định đúng về tội danh cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự của các bị cáo. Nếu chỉ xem xét phần nội dung của bản án liên quan đến bị cáo kháng cáo, khi hủy sửa bản án về phần tội danh, mức hình phạt, mức bồi thường,… của bị cáo kháng cáo thì phần nội dung của bản án không bị kháng cáo liên quan đến các bị cáo khác vẫn có hiệu lực pháp luật là không hợp lý.
Hơn nữa, trên thực tế, khi Cơ quan thi hành án chỉ thi hành được bản án hình sự khi bản án đó có hiệu lực và được đóng dấu án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, khi một phần bản án bị kháng cáo, Tòa án không thể đóng dấu án có hiệu lực pháp luật để chuyển hồ sơ sang Cơ quan thi hành án để thi hành. Do vậy, nếu một phần bản án bị kháng cáo, việc thi hành những phần khác không bị kháng cáo rất khó thực hiện.
Trên đây là quan điểm trao đổi của tôi, rất mong nhận được ý kiến trao đổi từ quý bạn đọc./.
Toà án huyện Lộc Ninh, Bình Phước xét xử vụ án hình sự - Ảnh: Nguyễn Khánh
Bài liên quan
-
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
-
Thời điểm chấm dứt việc chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ khi bản án mới có hiệu lực pháp luật
-
Bình Thuận: Vì sao chậm thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật
-
Cần thống nhất việc gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã đăng ký kết hôn
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận