Căn cứ để khấu trừ thu nhập
Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử ngày 11/11/2022 có đăng bài viết “Vướng mắc trong xác định trường hợp miễn khấu trừ thu nhập khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ” của tác giả Hòa Nguyễn, qua bài viết tôi cho rằng Toà án cần thu thập thêm chứng cứ về mức thu nhập bình quân, mức sống tối thiểu tại địa phương nơi người bị kết án cư trú của người phạm tội để quyết định có khấu trừ thu nhập.
Đầu tiên chúng ta cần xác định rõ cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam. Đây là loại hình phạt không tước tự do, không buộc người phạm tội phải cách li khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã hội nói chung. Nội dung chính của hình phạt này là sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc thường trú đối với người bị kết án. Nghĩa vụ mà người bị phạt cải tạo không giam giữ phải thực hiện có thể là nghĩa vụ báo cáo, tự kiểm điểm theo định kì... và còn phải nộp từ 5% đến 20% thu nhập để sung quỹ nhà nước, trừ trường hợp đặc biệt được miễn.
Vậy việc khấu trừ thu nhập của người bị kết án để sung quỹ Nhà nước không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp. Hiện nay, BLHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đều không có quy định cụ thể như thế nào là trường hợp đặc biệt, việc này đã dẫn đến việc áp dụng tùy nghi đối với việc khấu trừ thu nhập nói chung và miễn việc khấu trừ thu nhập. Theo quan điểm của tác giả, trường hợp đặc biệt được miễn phải là các trường hợp như sau người bị kết án thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc ít người tại địa bàn đặc biệt khó khăn, thương binh, người có công, đang mắc bệnh hiểm nghèo; đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi…
Đối với nối dung bài viết, bị cáo A, bị đưa ra xét xử về tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 của BLHS 2015, trước khi phạm tội A là lao động tự do có tháng thu nhập 3.000.000 đồng/tháng, có tháng thu nhập 5.000.000 đồng/tháng và đã được xác nhận của chính quyền địa phương nơi A cư trú. Như vậy, bị cáo A là người có thu nhập hàng tháng nhưng thu nhập không ổn định. Toà án cần căn cứ thêm mức thu nhập bình quân, mức sống tối thiểu tại địa phương và tình hình tài sản cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội để quyết định có khấu trừ thu nhập của họ.
Mức thu nhập bình quân và mức sống tối thiểu tại địa phương thể hiện rõ thu nhập 1 tháng của một người đảm bảo chi trả được - đủ những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh tồn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng, khu vực, đất nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Từ đó, Tòa án căn cứ và so sánh với mức thu nhập của A, và đưa ra quyết định có khấu trừ thu nhập của họ hay không phù hợp với tình hình thực tế.
Trên đây là quan điểm giải quyết vụ án của tôi, mong được trao đổi cùng quý bạn đọc./.
TAND Tp Hòa Bình xét xử vụ án hình sự - Ảnh: Bùi Thu Hằng
Bài liên quan
-
Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ khi người chấp hành án đang bị truy nã
-
Thời hạn đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính đến thời điểm thực hiện hành vi phạm tội mới
-
Thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ được tính đến thời điểm Tòa án xét xử về tội phạm mới
-
Xác định thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ khi phạm tội mới và tổng hợp hình phạt
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận