Công đoàn cơ sở quan tâm, giúp đỡ ổn định cuộc sống người lao động khi doanh nghiệp phá sản
Ngoài chăm lo, hỗ trợ và giúp đỡ cho người lao động, Công đoàn viên trong quá trình lao động, sản xuất, góp phần ổn định đời sống thì vai trò của Công đoàn (đặc biệt Công đoàn cơ sở) hết sức cần thiết khi doanh nghiệp phá sản.
Quyền và trách nhiệm của Công đoàn được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Công đoàn năm 2012 và một số quy định pháp luật liên quan như đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động… Riêng trong trường hợp doanh nghiệp mở thủ tục phá sản, Luật phá sản năm 2014 cũng có những quy định về quyền, nghĩa vụ của Công đoàn như nộp đơn yêu cầu; đại diện cho người lao động như một chủ nợ; quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và các thủ tục phá sản; các quyền, nghĩa liên quan khác. Thực tế cho thấy, Công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng góp phần ổn định việc làm, đời sống cũng đảm bảo các quyền lợi cho người lao động khi doanh nghiệp mở thủ tục phá sản thông qua thực hiện các quyền, trách nhiệm nêu trên của Công đoàn.
Điển hình vừa qua, Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Phương Nam đã rất tích cực thực hiện vai trò của mình để đảm bảo công ăn, việc làm, ổn định đời sống cho người lao động khi Công ty bị mở thủ tục phá sản. Chia sẻ với chúng tôi, ông Vương Nhật Bình (Chủ tịch Công đoàn cơ sở, thành viên Ban đại diện chủ nợ Công ty CP CBTP Phương Nam) cho biết: “Từ khi thành lập cho đến nay, Công đoàn cơ sở Công ty Phương Nam rất quan tâm đến công tác chăm lo, đảm bảo quyền lợi của người lao động, luôn hỗ trợ, thăm hỏi, giúp đỡ khi người lao động, công đoàn viên ốm đau, khó khăn, cũng như trao các phần quà trong các dịp lễ tết”.
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty CP CBTP Phương Nam họp trao đổi hỗ trợ và giúp đỡ cho người lao động ổn định cuộc sống
Đối với vụ việc phá sản, ông Vương Nhật Bình có chia sẻ thêm: “Khi Công ty mở thủ tục phá sản, được sự hướng dẫn của Toà án, Doanh nghiệp Quản lý Thanh lý Tài sản Lê Hoàng, Công đoàn cơ sở đã chủ động rà soát, đại diện cho hơn 250 người lao động có yêu cầu phù hợp gửi Tòa án, Quản tài viên xem xét giải quyết các quyền lợi cho người lao động. Quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các quyền lợi của người lao động đã được ghi nhận phù hợp quy định pháp luật phá sản, các trình tự, thủ tục phá sản được tiến hành khách quan. Trong đó, Nghị quyết Hội nghị chủ nợ về việc phá sản Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Phương Nam được thông qua với tỷ lệ rất cao. Vừa qua, Toà án đã ra Quyết định tuyên bố phá sản đối với Công ty. Trên tinh thần đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp trong quá trình triển khai, thi hành Quyết định của Tòa án nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Lãnh đạo địa phương, Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, cũng như Doanh nghiệp Quản lý Thanh lý Tài sản Lê Hoàng đã quan tâm, hỗ trợ trong quá trình Công ty mở thủ tục phá sản và ghi nhận giải quyết phù hợp các quyền lợi cho người lao động”.
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty CP CBTP Phương Nam chăm lo cho đời sống người lao động
Với tư cách là thành viên Ban đại diện chủ nợ, vừa là Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty CP CBTP Phương Nam, bà Lưu Thị Bích Như có chia sẻ thêm: “Vừa qua, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã được kiện toàn và được Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng công nhận. Tiếp nối quá trình phối hợp, hỗ trợ Tòa án, Quản tài viên trong vụ việc phá sản, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty sẽ cố gắng duy trì thực hiện phù hợp chức năng, nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện cho người lao động được đảm bảo quyền lợi, cũng như công ăn việc làm phù hợp. Công đoàn cơ sở sẽ tiếp tục hỗ trợ phù hợp, duy trì ổn định đời sống người lao động và theo dõi, giám sát phù hợp sau khi Công ty phá sản thông qua việc một số cá nhân trong Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cũng là thành viên Ban đại diện chủ nợ”.
Thẩm phán Nguyễn Văn Dũ - TAND tỉnh Sóc Trăng (Thẩm phán phụ trách vụ việc phá sản Công ty CP CBTP Phương Nam)
Thẩm phán Nguyễn Văn Dũ (Thẩm phán phụ trách vụ việc phá sản Công ty CP CBTP Phương Nam) cho biết: “Toà án ghi nhận sự hỗ trợ tích cực và vai trò của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã góp phần ổn định việc làm, đời sống đối với người lao động Công ty Phương Nam và đại diện đảm bảo quyền lợi người lao động trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Với vai trò là đại diện cho người lao động, một số thành viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở là thành viên Ban đại diện chủ nợ sau khi Công ty phá sản, rất mong Công đoàn cơ sở Công ty Phương Nam tiếp tục phối hợp, hỗ trợ thực hiện các thủ tục giai đoạn tiếp theo, góp phần đảm bảo quyền lợi người lao động, trật tự - xã hội và phù hợp tình hình địa phương”.
Từ thực tiễn nêu trên, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trước tình trạng Công ty phá sản là rất cần thiết, đảm bảo kịp thời ổn định việc làm, đời sống cho người lao động. Sau đó là đại diện cho người lao động yêu cầu các quyền lợi chính đáng của mình, đảm bảo các quyền lợi được ghi nhận phù hợp quy định pháp luật phá sản. Đồng thời, đóng góp tích cực trong việc phối hợp, hỗ trợ Toà án, Quản tài viên thực hiện các trình tự, thủ tục và nghiệp vụ phá sản liên quan, đảm bảo tiến độ vụ việc, sớm giải quyết quyền lợi cho người lao động. Qua đây, cũng cho thấy cách làm điển hình của Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Phương Nam trong công tác đảm bảo quyền lợi người lao động khi Công ty phá sản.
TRẦN TÚ
Bài liên quan
-
Toàn văn Nghị định Số: 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
Chính sách ưu việt của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP đối với cán bộ công chức, người lao động nghỉ hưu sớm do tinh gọn bộ máy
-
Đảm bảo công chức, viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng Tết; chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH
-
Trợ thủ đắc lực cùng người lao động chinh phục mục tiêu công việc cuối năm
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
Bình luận