
Tạp chí Tòa án nhân dân số 03 năm 2025
Tạp chí Tòa án nhân dân số 03 xuất bản ngày 10 tháng 02 năm 2025.
Trong bài giới thiệu này, chúng tôi xin gửi tới độc giả một số nội dung cơ bản, trọng tâm được đề cập trong 08 bài viết đăng tải trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 03 năm 2025, cụ thể như sau:
Bài viết “Về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản” của tác giả Tưởng Duy Lượng và Phạm Thị Quỳnh Nga nhận định: “Việc xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản là nội dung phức tạp, còn có những cách hiểu chưa thống nhất, dẫn đến nhiều vụ án bị hủy, sửa trong thực tiễn. Án lệ số 26//2018/AL ra đời tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn trong việc hiểu và áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp có liên quan”. Bài viết phân tích, luận bàn rõ hơn nội dung của án lệ, đồng thời đưa ra một số phân tích, đánh giá sâu hơn giúp việc áp dụng pháp luật trong thực tế được toàn diện, khách quan.
Bài viết “Bàn về việc áp dụng Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” của tác giả Trần Xuân Thiên An và Nguyễn Hà Trang nhận định: “Bộ luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, đã sửa đổi, bổ sung về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134. Tuy nhiên, việc áp dụng Điều luật này vào thực tiễn, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc”. Bài viết phân tích những vướng mắc về nhận thức và áp dụng quy định của Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Bài viết “Hình phạt tịch thu tài sản quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 – một số hạn chế, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị” của Ngô Thị Tuyết Thanh tập trung phân tích, trao đổi một số nội dung trong quy định về hình phạt này; từ đó chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng và đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.
Bài viết “Bàn về tình tiết “dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt” quy định trong Bộ luật Hình sự” của tác giả Nguyễn Công Long nêu nhận định: Tình tiết “dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt” là một trong 15 nhóm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong Phần thứ hai “Các tội phạm”, những tình tiết này được quy định phổ biến ở nhiều tội danh thuộc các chương khác nhau. Qua bài viết, tác giả xin trao đổi một số vấn đề liên quan đến quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tình tiết “dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt”; từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.
Bài viết “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về căn cứ khởi tố vụ án vụ án hình sự, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và căn cứ không khởi tố vụ án hình sự” của tác giả Trần Minh Luân và Nguyễn Thành Phương trình bày về những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành về căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và căn cứ không khởi tố vụ án hình sự; qua đó, phân tích, làm rõ những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật; đồng thời có những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về nội dung này.
Bài viết “Quy định về xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và một số kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn trình bày: “Quy định về xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự là một trong những quy định quan trọng trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại Việt Nam. Quy định này đã có sự hoàn thiện theo thời gian, cùng với sự hoàn thiện của chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đến nay, sau hơn 05 năm thi hành, quy định về xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng”. Bài viết tập trung đánh giá kết quả thi hành, tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia, vùng lãnh thổ, quy định về xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tổ chức mô hình cơ quan giải quyết bồi thường tập trung để tạo thuận lợi hơn nữa cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Với bài viết “Nguyễn Thị P phạm tội tham ô tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?”, tác giả Lê Văn Sáng nêu các quan điểm về xác định tội danh đối với Nguyễn Thị P trong một tình huống pháp lý cụ thể.
Với bài viết “Kinh nghiệm phát triển dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp người chưa thành niên tại một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam”, các tác giả Đào Lệ Thu, Phạm Tiến Thành, Đỗ Thị Thu Trang và Trần Quốc Trung nêu nhận định: “Xuất phát từ những triết lý xử lý nhân văn và hiện đại, hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại các quốc gia một mặt quan tâm đến quy trình tố tụng công minh và thân thiện, mặt khác chú trọng việc xử lý chuyển hướng, ngăn ngừa tái phạm và tái hòa nhập cộng đồng. Cả hai khía cạnh đó đều cần đến vai trò của các dịch vụ công tác xã hội chuyên biệt. Bài viết phân tích pháp luật và thực tiễn triển khai các loại hình dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên ở một số quốc gia”. Bài viết liên hệ với pháp luật và thực tiễn triển khai các dịch vụ công tác xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực này. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số đề xuất, gợi mở cho Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống dịch vụ công tác xã hội hiệu quả, hỗ trợ toàn diện cho người chưa thành niên trong tư pháp hình sự.
Kính mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Tòa án nhân dân số 03 kỳ I tháng 02 năm 2025.
* Tạp chí Tòa án nhân dân bản in được phát hành 02 số/tháng (lịch phát hành là vào ngày 10 và 25 hằng tháng). Bạn đọc có nhu cầu đặt mua Tạp chí xin liên hệ bưu điện gần nhất hoặc gọi đến số điện thoại: (024) 39.341.735 để được tư vấn, hỗ trợ.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG CHUYÊN MỤC Tạp chí giấy

Tạp chí Tòa án nhân dân số 04 năm 2025
Tạp chí Tòa án nhân dân số 04 xuất bản ngày 25 tháng 02 năm 2025.
.jpg)
Tạp chí Tòa án nhân dân số 02 năm 2025
Tạp chí Tòa án nhân dân số 02 xuất bản ngày 25 tháng 01 năm 2025.

Tạp chí Tòa án nhân dân số 01 năm 2025
Tạp chí Tòa án nhân dân số 01 xuất bản ngày 10 tháng 01 năm 2025.

Tạp chí Tòa án nhân dân số 24 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 24 xuất bản ngày 25 tháng 12 năm 2024.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Xác định giá trị tài sản mà Trần Thị T chiếm đoạt trong tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" là 132.567.000 đồng
-
Ngày Xuân, Cột cờ Lũng Cú cảnh đẹp mê hoặc lòng người
-
Về bài viết: “Có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do sự việc đã được giải quyết bằng bản án hành chính đã có hiệu lực không?”
-
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025
-
Dự án "Phát triển năng lực tư pháp Việt Nam - Canada"