Giao dịch mua bán tài sản nhằm che giấu giao dịch vay tài sản

Giao dịch giả tạo là giao dịch mà ý chí được biểu đạt ra ngoài khác với ý chí đích thực và có tồn tại sự khác biệt giữa kết quả thực tế đã thực hiện giao dịch so với mục đích của giao dịch dân sự được xác lập. Thực tiễn công tác đã cho thấy, các giao dịch dân sự về vay tài sản phát triển nhưng ngoài việc phải chịu lãi suất cao thì người đi vay thường phải ký kết với người cho vay giao dịch mua bán tài sản (giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà) với giá chuyển nhượng (mua, bán) thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế.
Đọc tiếp →Các bài viết khác trong chuyên mục Nghiên cứu - Xây dựng pháp luật
-
Bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam
Trước khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm “quyền sử dụng đất” chưa được sử dụng để chỉ những quyền năng của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đối với đất đai mà là khái niệm “quyền sở hữu” được sử dụng. Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980. Một chế độ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nước ta đã được xác lập, đó là chế độ công hữu dưới tên gọi “sở hữu toàn dân” . Trên cơ sở đó, Luật Đất đai năm 1987 được ban hành và khái niệm “quyền sử dụng đất” chính thức được sử dụng. Từ đó cho đến nay, trải qua nhiều lần thay thế Hiến pháp và Luật Đất đai, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tiếp tục được duy trì và khái niệm “quyền sử dụng đất” vẫn được sử dụng. Được ra đời trong bối cảnh như vậy nên “quyền sử dụng đất” là một sự sáng tạo pháp lý nhằm thực hiện sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta và cũng như là một công cụ pháp lý để giúp Nhà nước thực hiện được quyền năng chủ sở hữu của mình.
Đọc tiếp → -
Xây dựng khái niệm và nguyên tắc hòa giải tranh chấp lao động trong pháp luật lao động
Hòa giải tranh chấp lao động là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động giữa các chủ thể tranh chấp thông qua việc các bên thương lượng với sự trợ giúp của người thứ ba là hòa giải viên lao động.
Đọc tiếp → -
Cơ quan giải quyết bồi thường trong LTNBTCNN
LTNBTCNN năm 2017 quy định rõ về cơ quan giải quyết bồi thường nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giải quyết bồi thường, hạn chế tình trạng không xác định được cơ quan giải quyết bồi thường; tăng cường hiệu quả hoạt động giải quyết bồi thường của các cơ quan nhà nước, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Đọc tiếp → -
Quyền Tư pháp và một số nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN VN
Quyền Tư pháp độc lập là một nguyên tắc hiến định của các Nhà nước dân chủ trên thế giới. Mức độ hiện thực hóa nguyên tắc là tiêu chí đánh giá vai trò của Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Trong những năm qua, quyền Tư pháp độc lập đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt và đảm bảo thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này cần thiết làm sáng tỏ nội hàm và mối quan hệ của nguyên tắc quyền Tư pháp độc lập với các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước có khả năng chi phối, có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của quyền Tư pháp.
Đọc tiếp → -
Những thiệt hại được bồi thường trong LBTCNN 2017
Luật TNBTCNN năm 2017 đã sửa đổi toàn diện các quy định về thiệt hại được bồi thường theo hướng quy định về các thiệt hại được bồi thường chi tiết, cụ thể các loại thiệt hại cũng như cách thức xác định, căn cứ xác định từng loại thiệt hại được bồi thường mà không quy định theo hướng mang tính khái quát, hay mang tính nguyên tắc chung. Trong từng nhóm thiệt hại được bồi thường Luật TNBTCNN năm 2017 quy định thêm nhiều loại thiệt hại cụ thể được bồi thường. Luật cũng quy định tăng mức thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong một số trường hợp như: bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; sức khỏe bị xâm phạm; bị khởi tố, truy tố, xét xử mà không bị tạm giữ, tạm giam; bị xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo mà không bị tạm giữ, tạm giam. Nội dung do Thẩm phán Tống Anh Hào, nguyên Phó Chánh án TANDTC giới thiệu.
Đọc tiếp → -
Điểm mới về quyền yêu cầu bồi thường, thời hiệu, căn cứ và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Ngày 23/4 TANDTC tổ chức Hội nghị trực uyến tập huấn, giới thiệu những nội dung mới trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018. Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị. Tapchitoaan.vn xin lần lượt giới thiệu những nội dung mới, đáng quan tâm của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
Đọc tiếp → -
Biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp ngăn chặn gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khởi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Trong các biện pháp đó, thì tạm giam được xem là biện pháp nghiêm khắc nhất nhằm hạn chế một số quyền công dân của người bị buộc tội. Trong khi đó, người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về tâm, sinh lý và nhân cách, chưa có đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Do đó, việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi nói chung và biện pháp tạm giam người dưới 18 tuổi nói riêng phải được thực hiện theo một quy trình đặc biệt.
Đọc tiếp → -
Quyền đối với bất động sản liền kề trong BLDS 2015
Cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, pháp luật dân sự Việt Nam cũng quy định quyền địa dịch nhưng với một tên gọi dài hơn và dễ hiểu hơn đó là quyền đối với bất động sản liền kề. Quyền đối với bất động sản liền kề là một chế định pháp luật được ghi nhận từ rất sớm, ngay từ thời La Mã cổ đại và đã có những bước tiến dài về việc áp dụng trong thực tiễn. “Địa địch được định nghĩa là việc một bất động sản chịu sự khai thác của một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của một người khác. Với cách định nghĩa đó, bất động sản được coi là một chủ thể, đặc biệt, nó cũng có nhu cầu giao tiếp với xã hội bên ngoài và để làm được việc đó, trong điều kiện bất động sản tồn tại cố định trong cộng đồng láng giềng, nó có thể cần phải “đi qua” bất động sản khác, trong quá trình xây dựng con đường thông thương với xã hội” . Như vậy, địa dịch là một sự phiền lụy áp đặt cho một bất động sản, theo đó một ngôi nhà hay thửa đất chịu địa dịch sẽ phải chịu sự khai thác, sử dụng hạn chế nhằm phục vụ cho việc sử dụng, vận hành của một bất động sản liền kề .
Đọc tiếp → -
Các tội xâm hại tình dục trẻ em – So sánh BLHS 2015 và BLHS 1999
BLHS 2015 thể hiện nhiều điểm mới trong chính sách hình sự của Việt Nam; sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm phù hợp với sự thay đổi của kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm cơ bản quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Trong đó, bảo vệ trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước đặc biệt được BLHS năm 2015 chú trọng. Trước thực trạng số vụ án trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng gia tăng, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã bộc lộ một số hạn chế không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, BLHS năm 2015 đã có những thay đổi và bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý xử lý các tội phạm này.
Đọc tiếp →