Tạp chí Tòa án nhân dân số 06 năm 2023
Tạp chí Tòa án nhân dân số 06, kỳ II tháng 3 năm 2023 xuất bản ngày 25 tháng 3 năm 2023.
Trong bài giới thiệu này, chúng tôi trân trọng gửi đến bạn đọc một số nội dung cơ bản, trọng tâm được đề cập đến trong 09 bài viết đăng tải trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 06, cụ thể như sau:
Trong bài viết “Những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi: tiếp cận vấn đề dưới góc độ bảo vệ các quyền con người” (Kỳ I), các tác giả Lê Cảm và Hoàng Văn Nam trên cơ sở tiếp cận vấn đề dưới góc độ bảo vệ các quyền con người bằng các phạm trù lý luận luật hình sự, phân tích những vấn đề lý luận 10 trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi (mà trong đó đã có 07 trường hợp được ghi nhận tại Chương IV Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện hành và 03 trường hợp chưa được chính thức điều chỉnh trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam) đó là: 1) Sự kiện bất ngờ; 2) Gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; 3) Phòng vệ chính đáng; 4) Tình thế cấp thiết; 5) Gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự trong khi bắt giữ người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; 6) Mạo hiểm (rủi ro) có căn cứ về kinh tế hoặc nghề nghiệp; 7) Thi hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh; 8) Gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự, nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 9) Tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể của hành vi có dấu hiệu tội phạm; và 10) Tình trạng bất khả khảng.
Bài viết “Thi hành án tử hình tại Việt Nam – bất cập và giải pháp” của tác giả Nguyễn Vinh Hưng nêu nhận định: “Phương thức tiêm thuốc độc thi hành án tử hình đã được triển khai tại Việt Nam trong một khoảng thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, phương thức này vẫn đang tồn tại không ít hạn chế, bất cập và gây khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai thực hiện”. Bài viết này nghiên cứu về một số bất cập trong việc thi hành án tử hình tại Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục.
Bài viết “Thực tiễn xét xử một số vụ án hình sự về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và kiến nghị hoàn thiện”, tác giả Nguyễn Việt Dũng viết: “Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là trong bối cảnh các hành vi mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người diễn ra tràn lan, gây tác động tiêu cực tới con người và đời sống xã hội, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định tại Điều 154 về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định tại Điều 154 trong thực tiễn xét xử tại Tòa án còn một số bất cập, hạn chế”. Bài viết phân tích khái quát Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 và đưa ra các vụ án hình sự cụ thể còn có quan điểm khác nhau; đồng thời, đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự.
Bài viết “Hoàn thiện quy định về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” của Bộ luật Hình sự năm 2015”, tác giả Nguyễn Văn Lam phân tích khái quát một số tình tiết chưa được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trên cơ sở phân tích các tình tiết và xác định sự cần thiết phải quy định trong Bộ luật Hình sự, bài viết đề xuất hướng hoàn thiện Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong bài viết “Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án quân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, tác giả Đinh Thị Ngọc Bích và Đinh Thị Thu Nhanh viết: “Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án quân sự là chế định quan trọng, nhưng vẫn tồn tại một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn”. Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án quân sự, đánh giá những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong thực tiễn; từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề trên.
Bài viết “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 – một số hạn chế, bất cập và đề xuất, kiến nghị” tác giả An Văn Khoái viết: “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân quan trọng được ghi nhận từ sớm trong pháp luật các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Đây là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, việc bảo đảm thực hiện quyền này được Nhà nước ghi nhận thông qua pháp luật với những chế tài bảo vệ cụ thể”. Bài viết phân tích quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015; từ đó chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc và đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Với bài viết “Một số bất cập về chế định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và giải pháp hoàn thiện” tác giả Nguyễn Văn Trường nêu nhận định: “Luật Phá sản là khung pháp lý cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Ở nước ta, sau khi Luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực thi hành, chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã giúp cho quá trình giải quyết phá sản của Tòa án được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện”. Bài viết chỉ ra những điểm bất cập về chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Trong bài viết “Một số vướng mắc, bất cập trong áp dụng quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện” tác giả Võ Ngọc Khánh Linh nêu nhận định: “Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra đời với nhiều điểm mới đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nói riêng. Thực tế cho thấy, số lượng các vụ án về loại tội phạm này đang diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện”. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá một số tồn tại, vướng mắc trong áp dụng quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015; từ đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật.
Trong Tạp chí TAND số 06, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc bài viết: “Về bài viết: “Xác định số tiền dùng để tổ chức đánh bạc như thế nào cho đúng?”. Đây là bài viết tổng hợp một số quan điểm của các tác giả trao đổi ý kiến về việc giải quyết tình huống được đưa ra trong bài viết “Xác định số tiền dùng để tổ chức đánh bạc như thế nào cho đúng?” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 22/2021.
Kính mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Tòa án nhân dân số 06, kỳ II tháng 03 năm 2023.
* Tạp chí Tòa án nhân dân bản in được phát hành 02 số/tháng (lịch phát hành là vào ngày 10 và 25 hàng tháng). Bạn đọc có nhu cầu đặt mua Tạp chí xin liên hệ bưu điện gần nhất hoặc gọi đến số điện thoại: (024) 39.341.735 để được tư vấn, hỗ trợ.
* Trên Tạp chí in (bắt đầu số 01/2022), Tạp chí Tòa án nhân dân thiết kế thêm mã QR trong trang mục lục, giúp bạn đọc dễ dàng truy cập các bài viết trên Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử thông qua việc quét mã QR này bằng máy ảnh của điện thoại thông minh.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG CHUYÊN MỤC Tạp chí giấy
Tạp chí Tòa án nhân dân số 22 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 22 xuất bản ngày 25 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 xuất bản ngày 10 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 xuất bản ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 xuất bản ngày 10 tháng 10 năm 2024.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao