Tạp chí Tòa án nhân dân số 8, Kỳ II tháng 4 năm 2019
Tạp chí Tòa án nhân dân số 8, Kỳ II tháng 4 năm 2019 xuất bản ngày 25/4/2019. Trong ấn phẩm này, Tạp chí TAND trân trọng giới thiệu tới bạn đọc 05 bài viết chất lượng và 02 Công văn đăng tải trên các chuyên mục Pháp luật – Thực tiễn, Diễn đàn và Thông tin hoạt động Tòa án.
Dưới đây Tạp chí TAND xin giới thiệu những nội dung chính của các bài viết tới độc giả như sau:
– Bài viết “Thực tiễn giải quyết tranh chấp có liên quan đến biện pháp bảo đảm tại cơ quan tài phán và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Kỳ I)” của tác giả Tưởng Duy Lượng – Nguyên Phó Chánh án TANDTC là một trong những bài viết có chưa đựng tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong bài viết, tác giả nhận định: “Các biện pháp bảo đảm (BPBĐ) nghĩa vụ dân sự là một công cụ quan trọng trong giao lưu dân sự, giúp cho các bên tôn trọng các cam kết, thỏa thuận. Đặc biệt trong quan hệ cho vay, quan hệ tín dụng có tác dụng làm cho bên vay nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, phát huy hiệu quả số tiền vay được, đồng thời hạn chế rủi ro, bảo tồn vốn cho bên cho vay. Vì vậy, BPBĐ đã trở thành công cụ không thể thiếu trong giao dịch dân sự.”. Do dung lượng của bài viết lớn nên trong số này, Tạp chí TAND giới thiệu tới bạn đọc một phần của bài viết gồm 02 nội dung lớn: (1) Thực tiễn giải quyết tranh chấp có liên quan đến BPBĐ tại Tòa án, Trọng tài những vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng Bộ luật Dân sự về các BPBĐ thực hiện nghĩa vụ; (2) Những hạn chế, vướng mắc về quy định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tác giả đã đưa ra những ví dụ minh họa là những vụ án cụ thể cùng với những phân tích, bình luận vô cùng sâu sắc.
– PGS.TS. Dương Tuyết Miên đề cập đến một chủ đề hiện đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội với bài viết: “Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với việc bảo vệ, trợ giúp nạn nhân”. Tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với việc bảo vệ, trợ giúp nạn nhân, đồng thời đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định này trong cuộc sống, từ đó chỉ ra những vấn đề có vướng mắc, bất cập và đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
– Trong bài viết “Một số vấn đề về chế định án treo theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo”, tác giả Hồ Nguyễn Quân có bình luận: “BLHS 2015 và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo đã thể hiện sự tiến bộ, bản chất nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo đảm tính công bằng, sự bình đẳng trước pháp luật và phù hợp với một nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là mọi người đều phải chịu hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội của mình gây ra.”.
– Tác giả Hoàng Quảng Lực mang tới một chủ đề mới mẻ về tính nặng, nhẹ của hệ thống hình phạt chính đối với người phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả đã đưa ra sự so sánh các hình phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình) đối với người phạm tội; đồng thời, chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị giải pháp khắc phục.
– Với bài viết “Án lệ liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại”, tác giả Nguyễn Kiên Bích Tuyền đã giới thiệu, phân tích cụ thể một số án lệ liên quan đến hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và ở Mỹ. Đồng thời, tác giả đưa ra một số đề xuất để gợi ý cho Việt Nam về xây dựng án lệ trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại.
Cũng trong ấn phẩm này, Tạp chí TAND còn đăng tài 02 Công văn của Tòa án nhân dân tối cao là Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 13/3/2019 về việc xử lý đối với đơn khởi kiện quyết định hành chính liên quan đến thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 và Công văn số 68/TANDTC-PC ngày 08/4/2019 về việc xét xử tội phạm xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em, đảm bảo việc hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn.
Trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc Tạp chí TAND số 8 năm 2019.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG CHUYÊN MỤC Tạp chí giấy
Tạp chí Tòa án nhân dân số 22 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 22 xuất bản ngày 25 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 xuất bản ngày 10 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 xuất bản ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 xuất bản ngày 10 tháng 10 năm 2024.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao