Bất cập trong quy định của pháp luật về thời gian làm việc của lái xe và những đề xuất, kiến nghị sửa đổi nhằm hạn chế tai nạn giao thông

Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc trong thời gian gần đây khiến cả nước bàng hoàng, thương xót, đồng thời có cảm giác bất an khi tham gia giao thông. Vậy đâu là nguyên nhân của những vụ tai nạn giao thông thương tâm? Theo quy định pháp luật thì Lái xe ô tô là loại hình lao động đặc thù và chỉ được lái xe không quá 10 giờ trong một ngày, không được lái xe liên tục quá 4 giờ; trong một số trường hợp lái xe ô tô là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân nên đã xảy ra hậu quả đáng tiếc...Tạp chí TAND điện tử xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về chủ đề này
Đọc tiếp →Các bài viết khác trong chuyên mục Nghiên cứu - Xây dựng pháp luật
-
Một số bất cập trong quy định của Bộ luật lao động (sửa đổi) năm 2012
Bộ luật lao động (BLLĐ) hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18-6-2012 và có hiệu lực thi hành kể từ 1-5-2013. Từ khi ra đời đến nay, bộ luật này đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế của luật cũ. Tuy nhiên, sau gần 06 năm áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, Bộ luật lao động đã và đang bộc lộ nhiều bất cập gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật, cũng như làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cần được sửa đổi, bổ sung.
Đọc tiếp → -
Vai trò và trách nhiệm bảo đảm quyền con người trong đấu tranh phòng chống tội phạm của Công an nhân dân
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân là một trong những vấn đề quan trọng, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chủ trương nhất quán đó đã được thể hiện trong các Văn kiện của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật. Trách nhiệm bảo đảm quyền con người trong xã hội trước tiên thuộc về Nhà nước, thông qua hệ thống pháp luật xác lập cơ sở pháp lý đối với các quyền con người, quyền công dân và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Do đó, nhận thức đầy đủ, quán triệt nghiêm túc vai trò và không ngừng nâng cao trách nhiệm bảo đảm quyền con người trong đấu tranh phòng, chống tội phạm là yêu cầu, đòi hỏi tất yếu đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND.
Đọc tiếp → -
Những vướng mắc trong triển khai Luật An toàn vệ sinh lao động và kiến nghị hoàn thiện chính sách
Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 với nhiều nội dung mới, trong đó mở rộng phạm vi ra cả đối tượng người lao động không có quan hệ lao động. Luật cũng chú trọng các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), tăng cường cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn trong sản xuất, gắn ATVSLĐ với bảo vệ môi trường…
Đọc tiếp → -
Chế định chứng cứ, nguồn chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Chứng cứ trong tố tụng nói chung, chứng cứ trong tố tụng hình sự nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng mang tính mấu chốt trong suốt quá trình tố tụng (từ giai đoạn điều tra, đến giai đoạn truy tố và cuối cùng là giai đoạn xét xử) một vụ án hình sự. Bởi chứng cứ là phương tiện để chứng minh, xác định các sự kiện, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Vậy, chứng cứ là gì và gồm những nguồn nào…đó là những vấn đề đòi hỏi cơ quan lập pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu giải quyết. Việc nghiên cứu chứng cứ có ý nghĩa không chỉ về mặt pháp lý, mà còn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đi sâu phân tích về “Chế định chứng cứ, nguồn chứng cứ trong khoa học tố tụng hình sự Việt Nam” để độc giả hiểu, cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tham khảo trong quá trình giải quyết án.
Đọc tiếp → -
Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – Thực tiễn thực hiện và kiến nghị
Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và tuân theo pháp luật” là nguyên tắc quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Bài viết đã khái quát nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này ở nước ta, từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập.
Đọc tiếp → -
Bảo đảm quyền công dân trong thủ tục giải quyết việc dân sự
Nhằm khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn, để phù hợp với Bộ luật và luật khác, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung trình tự thủ tục tố tụng chung cho giải quyết các việc dân sự và một số thủ tục riêng cho việc dân sự cụ thể mang tính đặc thù. Trong kỳ trước, bài viết đã giải quyết nội dung " Thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, quyền bình đẳng giữa các đương sự", trong bài này, tác giả cung cấp nội dung "Tòa án thực hiện trách nhiệm bảo đảm quyền công dân trong thủ tục giải quyết việc dân sự" và "Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc bảo đảm quyền công dân trong thủ tục giải quyết việc dân sự".
Đọc tiếp → -
Ly hôn một bên bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu bị bệnh tâm thần
Bài viết này, tác giả nghiên cứu và đề cập một số qui định có liên quan xoay quanh vấn đề ly hôn trong trường hợp đặc biệt: Một bên bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu bị bệnh tâm thần để có góc nhìn cụ thể và có hướng hoàn thiện pháp luật.
Đọc tiếp → -
Quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
Quyền tài sản là một loại tài sản vô hình đặc biệt được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005... Tuy nhiên, với tính chất là luật chung của hệ thống luật tư, Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn chưa xây dựng được hệ thống các quy định hoàn chỉnh về quyền tài sản. Việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền tài sản là một nhu cầu thực tế và cấp bách đặt ra cho các nhà khoa học của Việt Nam.
Đọc tiếp → -
Quyền lối đi qua bất động sản liền kề trong BLDS 2015
Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS năm 2005) cũng như BLDS năm 2015 quy định trường hợp chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu bất động sản vây bọc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của họ mà trong số đó là nhu cầu có lối đi qua bất động sản vây bọc. Trong phạm vi bài viết này tác giả tập trung phân tích những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề để có thể thấy điểm tiến bộ trong quy định này ở BLDS năm 2015.
Đọc tiếp →