Biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của BLTTHS năm 2015

Công an TP Hà Nội phát hiện một đường dây "chạy" bệnh án tâm thần cho hàng chục đối tượng hình sự nhằm trốn tránh sự phát hiện, điều tra, xử lý của cơ quan công an. Hành vi của các đối tượng phạm tội không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp mà còn góp phần bao che, tiếp tay, tạo điều kiện để các đối tượng hình sự, ma túy... hoạt động công khai, lộng hành, nhưng vẫn trốn tránh được sự xử lý của pháp luật. Bài viết dưới đây bàn về biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của BLTTHS năm 2015.
Đọc tiếp →Các bài viết khác trong chuyên mục Nghiên cứu - Xây dựng pháp luật
-
Quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
Quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng hành chính; theo đó, Tòa án đưa ra phán quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Bài viết tập trung phân tích, luận giải, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện việc thực hiện quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở nước ta hiện nay.
Đọc tiếp → -
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam trong BLTTHS năm 2015
Bài viết phân tích quy định của pháp luật về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung và quyền của người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng.
Đọc tiếp → -
Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ – so sánh với quy định của BLDS
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) có nhiều điểm khác biệt so với chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Trong đó, yêu cầu về sự tồn tại yếu tố lỗi trong SHTT mang những nét đặc thù riêng. Cụ thể, lỗi không phải là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và cũng không phải là một cơ sở để xác định mức bồi thường trong lĩnh vực SHTT. Trong thực tiễn xét xử, nhiều quyết định của Tòa án lại theo hướng rất khác nhau. Bài viết phân tích các quy định pháp luật về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT trong sự so sánh với các quy định tương ứng theo pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử nhằm đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu hai vấn đề: Giá trị của yếu tố lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trong căn cứ xác định mức bồi thường.
Đọc tiếp → -
Những điểm mới của nhóm tội phạm môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Thời gian vừa qua, tình hình vi phạm pháp luật về môi trường nói chung và tội phạm về môi trường nói riêng ngày càng gia tăng nhanh chóng với tính chất tinh vi và khó phát hiện. Bên cạnh đó, pháp luật hình sự hiện hành của nước ta quy định về tội phạm môi trường còn có những bất cập, hạn chế dẫn đến việc xử lý chưa nghiêm minh các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức; thiếu những căn cứ pháp lý cần thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có dấu hiệu tội phạm. Từ đó dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đã có nhiều nội dung đổi mới về nhóm tội phạm môi trường và một tội danh mới đã được bổ sung.
Đọc tiếp → -
Chế định tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
Gia đình là nền tảng của xã hội, được xác lập trên cơ sở tình yêu tự nguyện từ hai phía. Đối với gia đình thì tình cảm, sự yêu thương gắn bó giữa vợ chồng là một điều rất quan trọng, tuy nhiên, để có thể hướng tới một cuộc hôn nhân ổn định, lâu dài, bền vững thì một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải quan tâm đến đó chính là đời sống vật chất, kinh tế, tiền bạc, tài sản của vợ chồng.Chính vì thế, chế định tài sản của vợ chồng luôn được các nhà nghiên cứu luật pháp quan tâm, nghiên cứu, xây dựng thành một chế định riêng, cơ bản, quan trọng nhất được quy định cứng trong Luật Hôn nhân và Gia đình qua tất cả các thời kỳ, từ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000 và gần đây nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu phân tích về chế định tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó trọng tâm đi sâu về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định rất cụ thể trong Luât Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Đọc tiếp → -
Một số khó khăn trong thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của BLTTDS 2015
Trên cơ sở kế thừa và phát huy các quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011); BLTTDS 2015 vẫn dành riêng một chương quy định thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung mới quan trọng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi phân tích quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành và những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn áp dụng giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Đọc tiếp → -
Một số yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động năm 2012
Bộ luật Lao động năm 2012 đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung. Bài viết này trình bày quan điểm cá nhân của tác giả dưới góc độ nghiên cứu và đào tạo về một số vấn đề lý luận và thực tiễn ảnh hưởng đến việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012.
Đọc tiếp → -
Vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán trong hòa giải, đối thoại
Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ việc nói chung, khi hòa giải, đối thoại nói riêng không chỉ giúp Thẩm phán giải quyết vụ việc đúng pháp luật mà còn giúp tăng cường nhận thức của các Thẩm phán về giá trị và ý nghĩa của hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính cũng như nâng cao năng lực hòa giải, đối thoại. Mặc dù, vấn đề “hòa giải” và “đối thoại” không còn là mới mẻ nhưng “hòa giải” và “đối thoại” ở đây được hiểu như thế nào, vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán khi hòa giải, đối thoại ra sao là vấn đề không chỉ giới luật gia quan tâm mà nhiều Thẩm phán - người sẽ thực hiện hòa giải, đối thoại trong tố tụng còn băn khoăn, trăn trở.
Đọc tiếp → -
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt khi Tòa án tiến hành hòa giải
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt khi Tòa án tiến hành hòa giải đã được BLTTDS 2015 quy định. Tuy nhiên, việc đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản, thời hạn ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này như thế nào lại chưa được BLTTDS 2015 quy định, dẫn đến có các cách hiểu và áp dụng khác nhau.
Đọc tiếp →