Nghiên cứu - Xây dựng pháp luật
Xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
Xóa án tích là một chế định quan trọng, cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện nguyên tắc nhân đạo, dân chủ xã hội chủ nghĩa và tôn trọng quyền con người. Với chế định này, Nhà nước ta đã ghi nhận sự nỗ lực cải tạo của người phạm tội nhằm xóa bỏ đi quá khứ đã từng bị kết án của họ, từ đó giúp xóa bỏ thành kiến của xã hội đối với người phạm tội, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội.
Kế thừa và hoàn thiện Bộ luật Hình sự (BLHS) năm1999, BLHS năm 2015 tiếp tục sửa đổi, bổ sung chế định về án tích và đương nhiên xóa án tích cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định về đương nhiên xóa án tích theo BLHS 2015, chúng tôi thấy có một số vướng mắc, nhiều nội dung của quy định đương nhiên xóa án tích còn có những nhận thức khác nhau gây khó khăn cho việc áp dụng.
Đọc tiếp →
Các bài viết khác trong chuyên mục Nghiên cứu - Xây dựng pháp luật
-
Nhà nước ta trải qua 4 lần ban hành Luật Hôn nhân và gia đình ( LHN-GĐ), đó là LHN-GĐ năm 1959, năm 1986, năm 2000 và năm 2014. LHN-GĐ năm 2014 đã có những thay đổi về tuổi kết hôn, tuổi đưa ra nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn…
Đọc tiếp → -
Nội dung nguyên tắc: "Suy đoán vô tội" rất ngắn gọn, nhưng hiểu như thế nào là đúng để thực hiện mới là vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng cần quan tâm. Vì đến nay, chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này.
Đọc tiếp → -
Bài viết phân tích, đánh giá quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm và so sánh với quy định tại Điều 14 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cùng với Bình luận chung số 32 của Ủy ban Nhân quyền và kinh nghiệm lập pháp của Liên bang Nga nhằm hoàn thiện hơn quy định này.
Đọc tiếp → -
Khác với Hội đồng xét xử (HĐXX) trong vụ án dân sự là chỉ quyết định những vấn đề trong phạm vi yêu cầu, phản tố của đương sự, HĐXX trong vụ án hành chính không những quyết định đến những yêu cầu của đương sự mà còn có những trường hợp tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ án mặc dù đương sự không có yêu cầu hủy những quyết định này. Nhưng nếu không phải là quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ án mà là một quyết định hành chính bất kỳ có liên quan đến vụ án thì HĐXX có được quyền tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật có liên quan này hay không. Vấn đề này hiện nay chưa có qui định cụ thể, chưa có hướng dẫn nên chưa có sự thống nhất. Do đó chúng ta cần phải đánh giá cụ thể về vấn đề này và đề xuất hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của HĐXX là cần thiết, có ý nghĩa cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Đọc tiếp →
-
BLTTDS năm 2015 có nhiều quy định tương thích với pháp luật dân sự như quy định của BLDS, Luật Thi hành án, Luật Phá sản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại... nhưng cũng có những quy định không tương thích gây khó khăn trong hoạt động thi hành pháp luật, cần được tháo gỡ. TRong bài này, tác giả bàn về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Đọc tiếp → -
Nghị quyết số 01/2013/NQ- HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo quy định chi tiết, bổ sung, giải quyết những hạn chế, vướng mắc của Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của HĐTP TANDTC, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chính xác, thống nhất các quy định của pháp luật về việc cho người phạm tội được hưởng án treo. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng những hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013 nêu trên cũng có nhiều bất cập, nhất là khi Bộ luật hình sự 2015 hạn chế việc áp dụng hình phạt tù mà tăng cường áp dụng hình phạt không tước tự do, thì việc sửa đổi Nghị quyết số 01/2013 là yêu cầu cấp bách hiện nay...
Đọc tiếp → -
Các tội phạm về chức vụ được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự (BLHS) 2015, từ Điều 352 đến Điều 366. Nhìn chung, quy định về các tội phạm về chức vụ trong BLHS 2015 không có nhiều thay đổi so với quy định về các tội phạm này trong BLHS 1999. Tuy nhiên, những sửa đổi, bổ sung lại thể hiện tinh thần đổi mới khá căn bản và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến đấu tranh với lĩnh vực tội phạm này.
Mặc dù BLHS 2015 hiện vẫn đang tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục một số hạn chế đáp ứng yêu cầu của thực tiễn áp dụng nhưng quy định về các tội phạm về chức vụ không nằm trong số những nội dung sửa đổi, bổ sung này. Vì vậy, việc giới thiệu và bình luận những điểm mới trong quy định của BLHS 2015 về các tội phạm về chức vụ là có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay.
Đọc tiếp →
-
-
Ở Việt Nam hiện nay, có hiện tượng, các công ty lợi dụng hình thức bán hàng đa cấp để lừa đảo, trục lợi. Trên thực tế, để dụ dỗ được người tham gia vào mạng lưới, các công ty thường nhằm vào lòng tham của mọi người mà không không quan tâm đến việc đầu tư cho sản phẩm, đề cập về công dụng, lợi ích mà sản phẩm đem lại. Nhiều công ty chỉ tập trung tuyên truyền về việc làm giàu nhanh chóng, không mất công sức, thậm chí là kiếm hàng chục triệu đồng hàng tháng. Họ “đánh” vào tâm lý vì lợi nhuận thu được thông qua các buổi Hội thảo mà công ty tổ chức.
Đọc tiếp →